Nhuộm tóc giờ đây đã trở thành thói quen của mọi người, mọi lứa tuổi bởi người già nhuộm để trẻ lại, nam thanh, nữ tú nhuộm để thay đổi màu tóc phù hợp với xu hướng thời thượng….Tuy nhiên, thói quen này tiềm ẩn nhiều nguy cơ đến sức khỏe, điển hình là một cô gái 18 tuổi sống tại Anh quốc đã biến dạng mặt, da đầu bong tróc, lở loét do thuốc nhuộm tóc…
Mục lục
Mặt biến dạng, mù tạm thời vì thuốc nhuộm tóc
Chuyện tồi tệ đã xảy ra với Dinya, cô gái 18 tuổi sống tại Cardiff, Anh khi đi nhuộm tóc để làm đẹp. Đẹp đâu chẳng thấy, ngay sau khi nhuộm tóc cô thấy người khó chịu, da đầu ngứa ngáy, sần sùi sau đó mưng mủ, hạch sưng to, hơi thở khò khè, mặt biến dạng, hai mắt bị mù tạm thời…Cô cho biết đây là một trong những sự cố lớn nhất từng gặp phải và thề sẽ không bao giờ đi nhuộm tóc nữa.
Một trường hợp bị biến dạng sau khi sử dụng thuốc nhuộm tóc
Tương tự, ở Việt Nam rất nhiều trường hợp đã chịu di chứng của thuốc nhuộm tóc như da đầu nổi mụn, mẩn ngứa rụng tóc, khô tóc… Theo các chuyên gia, sở dĩ xảy ra hiện tượng trên bởi người nhuộm bị dị ứng với các thành phần trong thuốc nhuộm tóc.
Những ảnh hưởng của thuốc nhuộm tóc đến sức khỏe
Thuốc nhuộm tóc có ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe nếu như không biết cách chọn loại thuốc nhuộm tóc an toàn và cách làm đúng đắn.
Ảnh hưởng đến nội tiết
Các loại thuốc nhuộm tóc gây dị ứng thường chứa chất Alkylphenol ethoxylate (APE) thường có trong thuốc trừ sâu.
Vì vậy, khi nhuộm vào tóc chất này có thể hấp thụ vào cơ thể gây rối loạn nội tiết. Ngoài ra, thuốc nhuộm tóc có thể gây ra chứng trầm cảm, nhức đầu, viêm da…
Ảnh hưởng tới mắt và da đầu
Một số loại thuốc nhuộm tóc có thành phần có thể gây kích ứng da đầu và gây đỏ mắt.
Hãn hữu đối với những người da đầu yếu và nhạy cảm, thuốc nhuộm có thể gây ngứa, mọc mụn, lở loét khi dùng thuốc nhuộm nhiều lần.
Gây ảnh hưởng tới thai nhi
Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ trong khi đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai không nên nhuộm tóc bởi sẽ khiên chothai nhi mắc bệnh ung thư lớn hơn 10 lần so với người không nhuộm tóc.
Có thể gây ung thư
Không phải ai nhuộm tóc cũng bị ung thư, tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy đối với người nhuộm tóc nhiều có nguy cơ mắc ung thư hạch cao hơn người khác bởi đây là một dạng ung thư tấn công vào hệ bạch huyết – một phần của hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
Ngoài ra, chất hóa học para-phenylenediamine(PPED) có trong thuốc nhuộm còn có thể là nguyên nhân gây bệnh ung thư vú hoặc ung thư bàng quang.
Lời kết
Để đảm bảo làm đẹp mà vẫn đảm bảo sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo những người thường xuyên đi nhuộm cần tuân thủ các nguyên tắc nhằm hạn chế tác động của thuốc nhuộm đến da đầu như: Không nhuộm tóc khi đã gội đầu sạch, không để thuốc nhuộm chạm vào da đầu và chân tóc, thử phản ứng bằng cách bôi thuốc nhuộm lên da tay trước khi bôi lên tóc và đặc biệt là các lần nhuộm phải cách nhau trên 6 tháng…
Đặc biệt, đối với những người có phản ứng với thuốc nhuộm tóc trong lần đầu tiên (như trường kể trên) nên đoạn tuyệt với loại hình này để bảo toàn sức khỏe và tính mạng.