Năm 2015 đã đánh dấu bước chuyển mình của ngành khoa học Việt Nam. Điều này khẳng định qua danh sách 4 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2014 được hãng Thomson Reuters công bố …
Mục lục
Tổ chức hàng đầu thế giới – Thomson Reuters đã công bố thông tin tri thức về chuyên gia nghề nghiệp toàn cầu. Trong báo cáo danh sách của hơn 3.000 nhà khoa học “có ảnh hưởng lớn nhất” trong năm 2014 có 4 nhà khoa học xuất sắc của Việt Nam gồm GS. TS Nguyễn Sơn Bình (ĐH Northwestern, Mỹ), GS. TS Nguyễn Thục Quyên (ĐH Univ Calif Santa Barbara, Mỹ), GS. TS Võ Văn Ánh (ĐH Công nghệ Queensland, Australia) và PGS. TS Nguyễn Xuân Hùng (ĐH Công nghệ TPHCM).
Những cống hiến của các nhà khoa học
GS – TS Nguyễn Thục Quyên
Nguyễn Thục Quyên là một nhà nghiên cứu người Việt tại Mỹ và giành được giải thưởng Alfred Sloan danh gía và là giáo sư của Trường đại học Santa Barbara ở California (Mỹ). Từ một sinh viên làm thêm công việc rửa cốc chén tại phòng thí nghiệm của Đại học Santa Barbara để có tiền ăn học, chị đã trở thành một trong những Giáo sư hàng đầu tại trường ĐH này. Với giải thưởng Alfred Sloan, Nguyễn Thục Quyên trở thành một trong những nhà khoa học tiên phong của 61 trường CĐ và ĐH hàng đầu tại Mỹ và Canada.
GS Thục Quyên giảng dạy tại khoa phẫu thuật đầu và cổ của trường UCSD (University of California – San Diego – Mỹ) với những đóng góp lớn trong phương pháp phẫu thuật mã hóa màu. Đây là phương pháp tác động để tế bào ung thư phát sáng giúp bác sĩ dễ dàng giải phẫu tách bỏ tế bào ung thư khỏi cơ thể mà không bỏ sót. Thành tựu của Tiến sĩ Quyên được đánh giá như một bước ngoặt quan trọng đối với ngành y khoa thế giới.
GS – TS Nguyễn Sơn Bình
GS – TS Nguyễn Sơn Bình hiện là giảng viên tại Đại học Northwestern, giám đốc của Chương trình khoa học tích hợp tại trường đồng thời là một thành viên cao cấp tại Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne (Mỹ). Đây là năm thứ 2, giáo sư vinh dự được nằm trong danh sách các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới mà Thomson Reuters nêu danh.
Trước đó, ông từng tốt nghiệp cử nhân hóa học tại Đại học PennState (Mỹ), nhận bằng thạc sĩ tại Viện Công nghệ California. Ông từng có thời gian nghiên cứu sau tiến sĩ theo chương trình của Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ (NSF) tại Viện nghiên cứu Scripps (Mỹ).
Hiện giáo sư đang tập trung nghiên cứu vào việc thiết kế các vật liệu mềm cho các ứng dụng trong hóa học xúc xác, y học và khoa học vật liệu. Những công việc của ông là nghiên cứu quá trình tổng hợp và ứng dụng của vật liệu hữu cơ mềm, bao gồm cấu trúc lai hữu cơ – DNA, cấu trúc liposomal, vật liệu xốp như vật khung kim loại hữu cơ (MOFs) và polymer hữu cơ xốp (POPs) và các loại vật liệu 2D nanocomposite như graphene và graphene oxide.
PGS-TS Nguyễn Xuân Hùng
PGS-TS Nguyễn Xuân Hùng sinh năm 1976 quê Tánh Linh, Bình Thuận, gốc Quảng Trị hiện đang làm giảng viên Bộ môn Cơ học, khoa Toán – Tin học tại Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM, đồng thời hợp tác giảng dạy và nghiên cứu tại một số Đại học khác trong thành phố.
Nguyễn Xuân Hùng tốt nghiệp Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, sau đó du học tại Bỉ và là người phá kỉ lục nghiên cứu với thời gian hơn hai năm (trong khi người khác phải mất bốn năm nghiên cứu sinh) và bảo vệ xuất sắc luận án ở ĐH Liège. Anh nhận bằng Thạc sĩ trong lĩnh vực cơ học môi trường liên tục và Tiến sĩ trong lĩnh vực cơ học tính toán tại đại học này.
Ngoài ra, anh từng có thời gian làm nghiên cứu tại Đức, Singapore, Mỹ. Năm 2011 và được trường Kỹ thuật hàng không không gian Mỹ mời làm việc. Anh đã có hơn 60 bài báo quốc tế và hơn 40 báo cáo khoa học được đăng tải tại các kỷ yếu của các hội nghị uy tín . Ngoài công việc nghiên cứu, anh đang là phó tổng biên tập một tờ báo khoa học “Asia Pacific Journal of Computational Engineering, APJCEN” và thành viên ban chấp hành hội cơ học Việt Nam.
Đặc biệt, PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng cũng là một trong ba nhà khoa học Việt được Thomson Reuters xếp vào top 1% những nhà khoa học “ảnh hưởng nhất thế giới” năm 2014.
GS – TS Võ Văn Ánh
Giáo sư Võ Văn Ánh hiện đang giảng dạy tại trường Đại học Công nghệ Queensland, Australia, chuyên ngành Khoa học toán học. Lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm mô hình ngẫu nhiên của quá trình khuếch tán phi tuyến với những đặc điểm đa hệ fractal; sự khuếch tán và vận chuyển của nước mặn trong tầng ngậm nước vùng duyên hải.
Kết quả công bố của Thomson Reuters cho thấy ngành khoa học Việt Nam đang phát triển lớn mạnh. Điều đó chứng tỏ những định hướng đúng đắn của Đảng và nhà Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế.
Tổng hợp