Nhau thai là phần kết nối giữa mẹ và thai nhi. Trong suốt thời kỳ mang thai, trẻ nhận oxy và dinh dưỡng qua nhau thai của người mẹ. Đây là bộ phận thiết yếu với bất kể một ca sinh nở nào nên phụ huynh cần nhận thức được tầm quan trọng của nó.
Mục lục
Các chức năng của nhau thai người
Bánh nhau ở người hoạt động như một cơ quan vận chuyển và một cơ quan nội tiết. Bánh nhau với nhiệm vụ chính là vận chuyển dưỡng chất từ mẹ qua thai và các chất thải từ thai về mẹ. Nhau thai có khả năng khiến cho chất dinh dưỡng đến với thai nhi nhanh và hiệu quả hơn, nuôi dưỡng em bé phát triển hoàn thiện đến khi kết thúc thai kỳ.
Do đó, bánh nhau hoạt động như thận, phổi và ruột. Vận chuyển nước và oxygen cũng xảy ra thông qua bánh nhau.
- Nhau thai có tác dụng như lá phổi của con người, truyền oxy cho thai nhi. Bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ hít phải nước ối. Thai không thể hô hấp trực tiếp với oxy bên ngoài.
- Nhau thai còn có chức năng hoạt động giống như thận. Nhau thai có thể lọc độc tố, đào thải các chất độc hại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
- Nhau thai “chở” những chất thải sinh học do thai nhi thải ra đến hệ thống tuần hoàn của người mẹ. Tại đây các chất thải này đi ra ngoài theo đường nước tiểu.
- Nhau thai bảo vệ em bé khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng, hoạt động như một bộ lọc máu.
Trong 3 giai đoạn của thai kỳ, cấu trúc nhau thai thay đổi và di chuyển trong khi tử cung phát triển lớn dần. Những tháng đầu thai kỳ, nhau thai giữ ở mức thấp. Sau đó vào giai đoạn sau của thai kỳ, nhau thai sẽ di chuyển lên trên cùng của tử cung giữ cho cổ tử cung mở, chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.
Vai trò nội tiết của nhau thai
Nhau thai ở người tiết ra một số loại hormone quan trọng với sự sống của thai nhi và sức khỏe của bà mẹ.
- Nhau thai tiết ra lượng lớn kích thích tố nữ estrogen và progesterone để ngăn chặn các cơn co tử cung xảy ra khi chưa đến ngày dự sinh.
- Nhau thai sản xuất nhiều loại hormone bảo đảm cơ thể mẹ có đủ lượng glucose trong máu để nuôi dưỡng thai nhi.
- Đặc biệt nhau thai tiết ra hormone HCG bảo đảm hiện tượng rụng trứng không xảy ra. Vì thế mẹ bầu sẽ không có kinh nguyệt trong thời gian mang thai.
Vai trò của bánh nhau như một tuyến nội tiết
Lớp đơn bào nuôi của bánh nhau sản xuất các neuropeptide, trong khi đó lớp hợp bào nuôi tạo ra các hormone polypeptide, như hCG [Human chorionic gonadotropin] và hPL [Human placental lactogen]. Nhau thai cũng sản xuất ra các hormone steroid sinh dục (estrogen, progesterone).
Độ dày bánh nhau có thể đo trước sinh không
Có thể đo dễ dàng bằng siêu âm. Độ dày trung bình trong tam cá nguyệt thứ ba đo qua siêu âm là 3,4 cm. Các tình trạng như nhiễm trùng thai trong tử cung, đái tháo đường và phù thai nhi do miễn dịch và không do miễn dịch có kèm với độ dày bánh nhau > 4 cm
Sinh lý bệnh của nhau thai
- Bánh nhau có chức năng vận chuyển dưỡng chất tới cho thai thi, lấy đi các chất thải từ thai nhi và sản xuất hormone.
- hCG là một glycoprotein tạo bởi hợp bào nuôi giúp duy trì hoàng thể để hoàng thể tiếp tục tiết ra progesterone.
- Dây rốn bám màng gặp trong trường hợp dây rốn cắm vào màng thai nhưng màng thai lại cách xa đĩa nhau một đoạn; khi các mạch máu rốn chạy băng qua lỗ trong cổ tử cung gọi là mạch máu tiền đạo.
- Các loại nhau bám bất thường: nằm trên 16 trong cổ tử cung (nhau tiền đạo), bám vào lớp cơ (nhau accreta), đi vào trong lớp cơ (nhau increta), đi xuyên qua lớp cơ (nhau percreta).
- Bình thường dây rốn có ba mạch máu, hai động mạch và một tĩnh mạch. Tình trạng chỉ có một động mạch rốn có liên quan đến song thai và thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Tuy nhiên, 80% trẻ sơ sinh có một động mạch rốn vẫn phát triển bình thường.
Xem thêm: Những yếu tố ảnh hưởng đến nhau thai
Thảo262 đã bình luận
Cho em hỏi với ạ : cho em xin imail
Làm sao để có nhau thai tốt để mổ lấy thai ( bọc thai )
Vì dân gian nói mổ lấy thai tốt cho bé hơn mổ bắt con.
Rỉ ối hay vỡ ối ạ.
Admin đã bình luận
Chào bạn,
Bạn vui lòng gửi email hỗ trợ vào hòm thư info.benh.vn@gmail.com với chi tiết thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn.
Chúc bạn mạnh khỏe,