Đặt canuyn hầu họng
1. Mục đích
– Giúp duy trì sự thông thoáng của đường thở và thông khí đầy đủ, đặc biệt khi dùng bóng Ampu và Mask. Canuyn đặt đúng cũng giúp hút đờm dãi dễ dàng hơn.
Mục lục
– Chỉ nên thực hiện khi các biện pháp cơ bản hỗ trợ các chức năng sống đã được thực hiện.
– Dụng cụ này làm thông thoáng đường thở bằng cách tách lưỡi ra khỏi thành họng.
2. Chuẩn bị dụng cụ
– Canuyn: có hai loại: canuyn miệng hầu và canuyn mũi hầu.
– Đè lưỡi.
– Chất bôi trơn canuyn.
– Canuyn miệng hầu: có các cỡ khác nhau phù hợp với NB
– Chọn cỡ thích hợp bằng cách đặt đầu ngoài của canuyn ở ngang góc miệng NB, nếu đầu trong canuyn tới góc hàm là phù hợp.
– Canuyn đặt đúng khi: đầu trong nằm ỏ góc lưỡi và trên nắp thanh môn, mép ở đầu ngoài của canuyn ở bên ngoài cung răng.
3. Kỹ thuật đặt:
Có hai cách đặt
– Cách một: Nhấc hàm để làm tách lưỡi ra khỏi thành sau họng, xoay canuyn 180° trước khi đặt, khi đầu canuyn chạm hàm ếch cứng thì xoay trỗ lại 180° làm cho bẻ cong của canuyn xếp theo khoang miệng.
– Cách hai: Dùng đè lưỡi hoặc mở miệng để ấn lưỡi, canuyn được trượt trên lưỡi theo độ cong của vòm miệng.
– Nếu đặt canuyn sai vị trí làm đẩy lưỡi ra sau gây tắc nghẽn thêm do đó người đặt cần được huấn luyện và đào tạo trước.
– Chống chỉ định: NB tỉnh hoặc bán mê (cổ thể gây khạc, nôn, co thắt thanh quản), chấn thương khoang miệng, chấn thương xương hàm dưới hoặc phần hộp sọ thuộc xương hàm tren, tổn thương choán chỗ hoặc dị vật ở miệng họng.
Canuyn mũi hầu
– Giống canuyn miệng họng ở chỗ tách lưỡi ra khỏi thành sau họng nhưng khác là canuyn này được đặt qua mũi tạo một con đường từ lỗ mũi ngoài đến gốc lưỡi.
– Chỉ định khi không đặt được canuyn miệng hầu.
– Chống chỉ định khi có chấn thương hoặc tổn thương choán chỗ, polyp mũi, dị vật ở vùng mũi, trẻ nhỏ (do lỗ mũi nhỏ).
– Có nhiều cỡ khác nhau nhưng quan trọng là chiều dài của canuyn.
– Chiều dài thích hợp tương xứng với khoảng cách từ dái tai tới chân cánh mũi.
– Cách đặt: Ngửa nhẹ đầu về phía sau, bôi trơn canuyn, đưa canuyn thẳng góc với bình diện của mặt NB, từ từ tiến canuyn qua cửa mũi, đảm bảo mặt vát của canuyn hướng về phía vách mũi, nếu thấy đưa vào khó có thể xoay nhẹ, nếu vẫn khó rất có thệ do vẹo vách mũi thì đặt lỗ mũi bên kia hoặc dùng canụyn cỡ nhỏ hơn. Đặt xong có thể kiểm tra vị trí bằng cách dùng đè lưỡi để nhìn, không cần cố định canuyn thêm.
Mặt nạ thanh quản
– Mặt nạ thanh quản là một loại đường thở cố định vững chắc hơn so với mặt nạ mũi miệng nhưng kém hơn so với nội khí quản.
– Mặt nạ thanh quản thường được sản xuất dưới dạng ống silicon (hoặc nhựa). Phần bóng chèn (mặt nạ thanh quản) được nối với bóng chèn.
– Nếu đặt đúng vị trí thì 3 lỗ mở sẽ hướng thẳng vào thanh quản. Đối với ngưòi lớn thường đùng cỡ số 1, số 1 cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ < 6,5 kg; số 2 cho trẻ từ 6,5 – 20 kg; số 3 cho trẻ > 30 kg.
– Nên dùng mặt nạ thanh quản cho các NB hôn mê. Tư thế đầu ngửa. Cho NB há miệng và đầu của bóng chèn ép sát vào vòm họng. Đẩy mặt nạ vào sâu cho đến khi thấy cảm giác vướng. Mặt nạ được đặt đúng sau khi bơm bóng chèn thấy luồng hơi thở của NB phụt lên.
– Chống chỉ định: Chấn thương cột sống cổ nên NB không ưỡn được cổ, NB không há được miệng, chấn thương hầu họng, những NB có nguy cơ sặc cao và khi cần phải duy trì đường thở kéo dài.
Các biện pháp khác
– Đặt nội khí quản, mở khí quản, chọc, mở màng nhẫn giáp.
– Đây là thủ thuật nâng cao đòi hỏi bác sĩ được đào tạo thành thạo.
Benh.vn