Benh.vn

Thông tin sức khỏe, bệnh, thuốc cho cộng đồng.

Trang thông tin Y học thường thức

Cập nhật – Tin cậy – Chính xác

Đăng ký Đăng nhập
facebook google youtube
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin sức khỏe cập nhật
    • Quy định y tế cập nhật
  • Bệnh
    • Tiêu hóa – Gan mật
    • Tim mạch
    • Hô hấp – Phổi
    • Tai – Mũi – Họng
    • Nội tiết – Tiểu đường
    • Ung thư
    • Cơ Xương Khớp
    • Máu và cơ quan tạo máu
    • Da tóc móng
    • Truyền nhiễm
    • Thận tiết niệu
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Tâm thần kinh
    • Sức khỏe sinh sản
    • Cấp cứu – Ngộ độc
    • Gen di truyền
  • Trẻ em
    • Bệnh trẻ em
    • Tiêm chủng
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Chăm sóc trẻ
    • Dạy trẻ
  • Bà bầu
    • 42 tuần thai kỳ
    • Bệnh bà bầu
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Chăm sóc thai nhi
    • Kiến thức bà mẹ trẻ
    • Chuẩn bị mang thai
  • Nữ
    • Bệnh phụ nữ
    • Nội tiết phụ nữ
    • Chăm sóc phái đẹp
    • Vô sinh nữ
    • Bí mật EVA
  • Nam
    • Bệnh đàn ông
    • Nội tiết đàn ông
    • Chăm sóc phái mạnh
    • Vô sinh nam
    • Bí mật ADAM
  • Sống khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Lối sống
    • Dưỡng sinh
    • Sức khỏe tình dục
    • Xét nghiệm – Giải phẫu bệnh – Chẩn đoán hình ảnh
  • Thuốc và biệt dược
    • Tra cứu thông tin thuốc
    • Tìm thuốc theo hoạt chất
    • Tìm thuốc theo bệnh
    • Gửi thông tin thuốc
  • Y học quanh ta
    • Mẹo vặt chăm sóc sức khỏe
    • Món ngon cho sức khỏe
    • Hướng dẫn sử dụng thuốc
    • Đông y
    • Tây y
    • Thực phẩm chức năng
    • Thiết bị y tế
    • Thuốc hay
  • Video Clip
    • Video bệnh
    • Video sản khoa
    • Video sức khỏe
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi
Trang chủ » Bệnh » Cấp cứu - Ngộ độc » Nhiễm độc do ong đốt

Nhiễm độc do ong đốt

Tác giả: An Nguyên

Theo dõi Benh.vn trên
ong-dot

Ong đốt cũng là một loại nhiễm nọc độc từ động vật thường gặp ở cả miền rừng núi, nông thôn, thành thị.

  • Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống
  • Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu
  • Những bài tập mắt đặc biệt để cặp mắt sáng đẹp

Cập nhật: 20/07/2023 lúc 11:00 sáng

Ong đốt cũng là một loại nhiễm nọc độc từ động vật thường gặp ở cả miền rừng núi, nông thôn, thành thị. Ong mật hay gây dị ứng, trong khi ong vò vẽ và ong bắp cày lại gây nhiễm độc thực sự.

Mục lục

  • 1 Thông tin chung về các loài ong thường gặp
    • 1.1 Ong mật
    • 1.2 Ong vò vẽ, ong bắp cày
  • 2 Nguyên nhân bị ong đốt và biểu hiện nhiễm độc do ong đốt
    • 2.1 Nguyên nhân bị ong đốt
    • 2.2 Biểu hiện nhiễm độc do ong đốt
    • 2.3 Chẩn đoán khi bị ong đốt
  • 3 Điều trị khi bị ong đốt
    • 3.1 Sơ cứu khi bị ong đốt
    • 3.2 Điều trị ong đốt tại cơ sở y tế
  • 4 Phòng tránh bị ong đốt

Bệnh nhân bị ong đốt nhiều nốt nếu đến viện chậm trễ, không được xử trí đúng và kịp thời dễ bị nhiễm độc nặng nề, hậu quả kéo dài lên các cơ quan, đặc biệt là thận, thậm chí tử vong.

ong-mat-honey-bees

Thông tin chung về các loài ong thường gặp

Trên thực tế khi đi trong vườn, trong rừng, chúng ta có thể gặp nhiều loại ong khác nhau và có những mức độ nguy hiểm khác nhau.

Ong mật

  • Nước ta hiện có 5 loài ong bản địa (ong nội, ong khoái, ong ruồi đỏ, ong ruồi đen và ong đá) và ong nhập từ nước ngoài.
  • Nhận dạng: đốt bàn chân sau cùng (chân thứ 3) to lên và mang theo cục phấn hoa (giỏ phấn), khi đốt để lại ngòi, tổ có mật. Ong khoái (ong gác kèo) làm tổ to trên cành cây cao, vách đá, tổ treo xuống như bọng nước, ong to, rất dữ tợn.
  • Độc tính: chủ yếu gây đau, sưng nề, có thể dị ứng, sốc phản vệ.

Ong vò vẽ, ong bắp cày

  • Nhận dạng: ong vò vẽ (ong bồ vẽ, ong mặt quỷ) làm tổ trên cây, mái nhà, cột, … tổ có hoa văn như vân gỗ, hình bầu nậm hoặc hình khối lớn chỉ có một lỗ để ong ra vào, hung dũ. Ong bắp cày (ong mặt ngựa, ong đất, ong bù trình) làm tổ dưới mặt đất, thường dùng tổ mối đã bỏ đi, hốc đất, người đi rừng dễ dẫm phải. Ong rất to, có thể cỡ ngón tay, rất hung dữ.
  • Độc tính: rất độc, gây tổn thương nhiều ở vùng bị đốt, độc với cơ, thận, máu. Dễ tử vong, gia súc lớn bị đốt cũng có thể chết.

Nguyên nhân bị ong đốt và biểu hiện nhiễm độc do ong đốt

Nguyên dân do ong đốt chủ yếu là do vô tình nhưng cũng có thể là tai nạn do nghề nghiệp. Các biểu hiện nhiễm độc do ong đốt có thể thay đổi theo từng loại ong.

Nguyên nhân bị ong đốt

  • Thường do người dân không để ý động chạm vào cây có tổ ong, hoặc dẫm lên tổ ong (đi trong rừng)
  • Trẻ em chọc phá tổ ong, trêu ong
  • Tổ ong thường ở các vị trí ít có người (như các tầng nhà phía trên ít dùng đến, dưới nóc nhà)

Biểu hiện nhiễm độc do ong đốt

Tùy thuộc từng loại ong, có biểu hiện nhiễm độc do ong đốt khác nhau.

Nhiễm độc do Ong mật đốt

  • Sau khi bị đốt, nạn nhân thường chỉ đau, có thể sưng vùng vết cắn. Có thể nhìn thấy ngòi đốt bé như mẩu tóc ngắn. Da ở vị trí vết đốt không bị tổn thương, không để lại sẹo.
  • Vết đốt vùng mặt và cổ có thể gây sưng nền vùng cổ và khó thở, nguy hiểm tính mạng.
  • Một số trường hợp bị dị ứng: mày đay, ngứa, nặng có thể có khó thở, tụt huyết áp (sốc phản vệ) có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Nhiễm độc do Ong vò vẽ, ong bắp cày đốt

  • Hậu quả nặng và thường gặp nhất khi bị ong vò vẽ, ong bắp cày đốt là suy thận. Thường do nạn nhân bị đốt nhiều, đến cơ sở y tế chậm trễ, không được xử trí đầy đủ và kịp thời dễ dẫn nhiễm độc nặng hoặc tử vong, phải chạy thận nhân tạo nhiều lần, việc chữa trị rất tốn kém và kéo dài.
  • Sau khi bị đốt thường đau, sưng nền đỏ vùng vết đốt, có thể có quần đỏ tím rộng trên da quanh vết đốt, thường da vị trí vết đốt bị tổn thương (hoại tử) màu trắng, đường kính vết hoại tử khoảng 2-5mm. Sau này vết đốt để lại sẹo. Ong đốt không để lại ngòi
  • Nếu số lượng vết đốt nhiều (trên 10 vết), nạn nhân thường bị nhiễm độc thực sự:
  • Tổn thương cơ: đau vùng bị đốt, khát nước, đái ít dần, nước tiểu màu đỏ dễ dẫn tới suy thận.
  • Tan máu (hồng cầu bị vỡ): nước tiểu màu sẫm hoặc đen, thiếu máu, sau vài ngày vàng da.
  • Rối loạn đông máu, chảy máu: máu dễ bị chảy và khi đã chảy thì khó cẩm, chảy máu răng, lợi, mũi, đái máu, đại tiện ra máu hoặc chảy máu ở các nội tạng.
  • Có thể có khó thở, hôn mê, co giật, suy tim cấp (rất nặng).
  • Ong đốt vào vùng mặt, cổ cũng dễ gây sưng nề và khó thở, nguy hiểm tính mạng.

Chẩn đoán khi bị ong đốt

Để xác định ong đốt hay không, loại ong gì và mức độ nhiễm độc, bác sĩ sẽ dựa vào các thông tin sau:

  • Các đặc điểm đặc trưng của ong và tổ ong.
  • Các thông tin khi hỏi bệnh, khám, xét nghiệm và theo dõi điều trị.

Điều trị khi bị ong đốt

Để điều trị ong đốt hiệu quả, cần nắm được cách sơ cứu thích hợp sau đó đưa tới cơ sở y tế thực hiện việc chăm sóc.

Sơ cứu khi bị ong đốt

Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có ong.

Dùng kẹp nhổ tóc để nhổ, hoặc dùng cạnh sắc của miếng bìa, thẻ tín dụng, thẻ điện thoại, … để gạt và lấy ngòi ong ra (nếu là ong mật, bệnh nhân biểu hiện nhẹ và số lượng vết đốt ít).

Cho bệnh nhân uống nhiều nước: tốt nhất dùng nước ORESOL, hoặc nước khoáng, nước quả.

Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để khám.

Gọi cấp cứu và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất ngay nếu:

  • Số lượng vết đốt nhiều từ 10 nốt trở lên
  • Ong rừng đốt
  • Bị đốt vào các vùng mặt, cổ, miệng, họng (có thể gây tắc thở hoặc mù mắt)
  • Bệnh nhân có biểu hiện khó chịu, ví dụ: Đau nhiều, sưng nề nhiều vùng bị đốt. Mẩn ngứa. Khó thở Mệt nhiều. Đái ít. Vàng mắt, vàng da.

Bệnh nhân khó thở: hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo bằng phương tiện hiện có.

Không tự dùng thuốc (dù là thuốc y học cổ truyền hay thuốc tân dược), không bôi vôi vì tốn thời gian, không tốt nếu vết cắn nhiều, vết đốt ở mặt, cổ, miệng.

Điều trị ong đốt tại cơ sở y tế

Các bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị tùy theo tình trạng của bạn, số lượng nốt đốt nhiều hay ít, bạn đến viện sớm hay muộn:

  • Truyền dịch và dùng thuốc lợi tiểu: đặc biệt khi bạn đến viện kịp thời, số nốt đốt nhiều, ong vò vẽ hoặc bắp cày đốt.
  • Dùng thuốc chống dị ứng: nếu bạn có biểu hiện dị ứng
  • Các phương pháp lọc máu nhân tạo: khi số lượng vết đốt nhiều hoặc khi bạn bị suy thận không có nước tiểu.
  • Các biện pháp khác: giảm đau, truyền máu, thở máy,…

Bạn cần làm gì:

Thực hiện theo các hướng dẫn của y bác sĩ, đặc biệt:

  • Phối hợp theo dõi diễn biến lượng nước tiểu, tổng lượng nước tiểu trong ngày.
  • Uống nước với số lượng theo hướng dẫn.

Phòng tránh bị ong đốt

  • Không trêu chọc ong. Không phá tổ ong nếu không cần thiết.
  • Cần kiểm tra các tầng nhà hoặc phòng để hoang vì ong dễ đến làm tổ.
  • Phát hiện sớm tổ ong và phá bỏ nếu ở nơi đông người, nơi nhiều người đi lại hoặc trong hộ gia đình.
  • Nên phá ngay khi tổ ong mới xây (còn nhỏ, thường tháng 3-4)
  • Không nên coi ong vào nhà hoặc làm tổ trong nhà là báo hiệu điều tốt lành.
  • Khi đi vào rừng, tránh mặc quần áo sáng màu, màu sặc sỡ. Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, các mỹ phẩm… có mùi thơm và ngọt. Không đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng. Đội mũ có lưới che, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín nếu có thể.
  • Khi ong bay đến, không chạy, cần đứng hoặc ngồi im và không cử động (ong sẽ không nhìn thấy nữa)
  • Nếu bị ong tấn công có thể dùng bất cứ loại bình xịt nào có sẵn mùi khó chịu hoặc dùng khói để xua đuổi (không làm nếu nguy cơ cháy rừng)
  • Cách loại bỏ tổ ong: hun khói (không làm nếu nguy cơ gây cháy), bình xịt diệt côn trùng, diệt muỗi để xua ong đi hết. Sau đó dùng màn hoặc lưới mắt nhỏ để bọc tổ ong và gỡ đi (để tránh trường hợp ong còn trong tổ). Người làm mặc quần áo dày hoặc áo mưa (loại nhựa dày) và đầu đội mũ kín, đi găng.

Chia sẻ
cuamatquy-vietnam

Ngộ độc Cua mặt quỷ, người đàn ông suýt tử vong

Cua mặt quỷ gần đây thu hút dư luận vì một trường hợp bệnh nhân 34 tuổi ở Côn Đảo bị ngộ độc loại cua này do ăn 2 chiếc càng đã được bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống. Hãy cùng benh.vn tìm hiểu về loài cua mặt quỷ nguy hiểm […]

Có thể bạn quan tâm: Cấp cứu , Cấp cứu - Ngộ độc

Bài viết liên quan

hạ đường huyết

Chẩn đoán và xử trí cấp cứu hạ đường huyết

20/03/2023

Bao nhiêu con ong có thể làm cho nạn nhân tử vong tức thì?

15/09/2018

Những tư thế an toàn cho bệnh nhân cấp cứu

19/01/2018

Xem nhiều nhất

Báo động tình trạng trẻ nhiễm HIV

03/05/2017

Sườn non rim mắm tỏi ngon cơm

14/01/2016

cay-kim-tien-thao-vi-thuoc-quy-chua-cac-benh-ly-ve-soi-hieu-qua

Kim tiền thảo vị thuốc quý chữa các bệnh lý về sỏi hiệu quả 

31/12/2020

Viêm tụy mạn tính

20/04/2016

lợi ích khi phụ nữ đạt cực khoái

Phụ nữ đạt cực khoái có lợi gì?

04/02/2020

Đề phòng các bệnh trong mùa bão lũ

04/10/2018

Ý kiến của bạn Hủy

Nên xem

Cấp cứu khi bị hạ thân nhiệt

Cấp cứu khi bị hạ thân nhiệt

Nhiễm độc do ong đốt

Nhiễm độc do ong đốt

Ngộ độc thuốc và những điều cần lưu ý

Ngộ độc thuốc và những điều cần lưu ý

Cấp cứu đau bụng cấp

Cấp cứu đau bụng cấp

Chẩn đoán và xử trí cấp cứu hạ đường huyết

Chẩn đoán và xử trí cấp cứu hạ đường huyết

Cấp cứu đột quỵ não

Cấp cứu đột quỵ não

Bệnh cấp cứu ngộ độc nấm độc

Bệnh cấp cứu ngộ độc nấm độc

Tin mới nhất

Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống

Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống

Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu

Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu

Những bài tập mắt đặc biệt để cặp mắt sáng đẹp

Những bài tập mắt đặc biệt để cặp mắt sáng đẹp

Những thói quen ngủ cực xấu đối với sức khỏe

Những thói quen ngủ cực xấu đối với sức khỏe

Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa

Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa

Sốt xuất huyết ở trẻ em: Cha mẹ cần biết để bảo vệ con

Sốt xuất huyết ở trẻ em: Cha mẹ cần biết để bảo vệ con

Hiểu rõ nguyên nhân để có cách điều trị viêm họng hiệu quả

Hiểu rõ nguyên nhân để có cách điều trị viêm họng hiệu quả

Tính chỉ số BMI

Bạn muốn biết mình có béo hay không? Hãy điền thông tin theo form dưới đây để biết ngay:

cm

kg

Tra cứu thuốc
  • Tên thuốc
  • Thuốc theo bệnh
  • Tên hoạt chất
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
  • I
  • J
  • K
  • L
  • M
  • N
  • O
  • P
  • Q
  • R
  • S
  • T
  • U
  • V
  • W
  • X
  • Y
  • Z
Tra cứu bệnh viện
Video Clip

9 Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư buồng trứng

  • Danh y Hoa Đà dạy 4 điều cấm kỵ khi ngủ
  • 6 lợi ích của bia đối với sức khỏe
  • 5 trường hợp TUYỆT ĐỐI không được ăn gừng
Facebook
Benh.vn

Bạn đọc quan tâm

Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống

Những cách đơn giản để bảo vệ cột sống

19/09/2023

Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu

Tỷ lệ bệnh trĩ tại Việt Nam tăng nhanh do đâu

19/09/2023

Những bài tập mắt đặc biệt để cặp mắt sáng đẹp

Những bài tập mắt đặc biệt để cặp mắt sáng đẹp

18/09/2023

Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa

Hướng dẫn cách trị polyp mũi hiệu quả, chuẩn y khoa

17/09/2023

Bệnh mất khứu giác và những phương pháp bảo vệ khứu giác

Bệnh mất khứu giác và những phương pháp bảo vệ khứu giác

14/09/2023

Đăng ký Nhận thông tin hữu ích
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Bệnh
  • Trẻ em
  • Bà bầu
  • Nữ
  • Nam
  • Sống khỏe
  • Thuốc và biệt dược
  • Y học quanh ta
  • Hỏi đáp
  • Video Clip
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi
logo

Chịu trách nhiệm chuyên môn thông tin y học: Bác sĩ và Dược sĩ tâm huyết

Thông tin trên trang có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng, nếu không có sự đồng ý của bác sỹ.

Liên hệ

Email: info.benh.vn@gmail.com

Tìm hiểu thêm
  • Chính sách
  • Thông tin quan trọng
  • Sitemap
Benh.vn
  • Giới thiệu
  • Tiểu sử ban điều hành
  • Quảng cáo với chúng tôi
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Copyright © 2013 benh.vn. All rights reserved. by benh.vn

facebook google youtube DMCA.com Protection Status
back-to-top
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Tin sức khỏe cập nhật
    • Quy định y tế cập nhật
  • Bệnh
    • Tiêu hóa – Gan mật
    • Tim mạch
    • Hô hấp – Phổi
    • Tai – Mũi – Họng
    • Nội tiết – Tiểu đường
    • Ung thư
    • Cơ Xương Khớp
    • Máu và cơ quan tạo máu
    • Da tóc móng
    • Truyền nhiễm
    • Thận tiết niệu
    • Mắt
    • Răng hàm mặt
    • Tâm thần kinh
    • Sức khỏe sinh sản
    • Cấp cứu – Ngộ độc
    • Gen di truyền
  • Trẻ em
    • Bệnh trẻ em
    • Tiêm chủng
    • Dinh dưỡng cho trẻ
    • Chăm sóc trẻ
    • Dạy trẻ
  • Bà bầu
    • 42 tuần thai kỳ
    • Bệnh bà bầu
    • Dinh dưỡng bà bầu
    • Chăm sóc thai nhi
    • Kiến thức bà mẹ trẻ
    • Chuẩn bị mang thai
  • Nữ
    • Bệnh phụ nữ
    • Nội tiết phụ nữ
    • Chăm sóc phái đẹp
    • Vô sinh nữ
    • Bí mật EVA
  • Nam
    • Bệnh đàn ông
    • Nội tiết đàn ông
    • Chăm sóc phái mạnh
    • Vô sinh nam
    • Bí mật ADAM
  • Sống khỏe
    • Dinh dưỡng
    • Lối sống
    • Dưỡng sinh
    • Sức khỏe tình dục
    • Xét nghiệm – Giải phẫu bệnh – Chẩn đoán hình ảnh
  • Thuốc và biệt dược
    • Tra cứu thông tin thuốc
    • Tìm thuốc theo hoạt chất
    • Tìm thuốc theo bệnh
    • Gửi thông tin thuốc
  • Y học quanh ta
    • Mẹo vặt chăm sóc sức khỏe
    • Món ngon cho sức khỏe
    • Hướng dẫn sử dụng thuốc
    • Đông y
    • Tây y
    • Thực phẩm chức năng
    • Thiết bị y tế
    • Thuốc hay
  • Video Clip
    • Video bệnh
    • Video sản khoa
    • Video sức khỏe
  • Góc thư giãn
  • Về chúng tôi