Mang thai và sinh nở đối với phụ nữ là một quá trình tiêu hao nhiều sinh lực. Sau khi sinh, thể lực yếu ớt, sức miễn dịch kém, nguy cơ nhiễm bệnh sẽ cao hơn người thường. Do đó việc hạn chế tiếp xúc với bụi bặm, vi trùng, vi rút…
Mục lục
Ở những nơi công cộng, hay chú ý đến vệ sinh cá nhân nhưng vẫn đảm bảo được sức khoẻ cũng là việc nên làm đối với các sản phụ. Sau đây là một số điều Benh.vn xin lưu ý các sản phụ nên sau sinh
Không nên kiêng tắm
Phụ nữ sau khi sinh, cơ thể yếu, thêm vào đó việc tiết sữa cũng làm cho cơ thể của các sản phụ nóng hơn người thường, rất dễ ra mồ hôi. Sức đề kháng kém cộng với các vi khuẩn bám trên da sẽ dễ dẫn đến viêm da. Vì vậy, sản phụ nên thường xuyên tắm rửa và lau người, đảm bảo da được sạch sẽ. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo không tắm vào lúc đói, tránh hiện tượng giảm đường trong máu dẫn đến hoa mắt, chóng mặt… Thời gian tắm không nên quá dài, mỗi lần tắm khoảng 5-10 phút là đủ. Nhiệt độ trong phòng khoảng đủ ấm. Nhiệt độ nước tắm không được lạnh, có thể pha một chút nước gừng vào để tránh cảm lạnh. Sau khi tắm xong, lau khô người thật nhanh, mặc quần áo để tránh bị nhiễm lạnh.
Sau một tuần sinh nở, miệng trong của cổ tử cung mới khôi phục lại trạng thái trước khi mang thai. Và để khôi phục hoàn toàn cổ tử cung thường phải cần tới khoảng 4 tuần. Khi sinh, nếu bộ phận sinh dục bị tổn thương thì sản phụ nên đợi một tuần thì bắt đầu tắm gội, nếu không sẽ gây viêm nhiễm lên trên. Tuy nhiên vẫn có thể lau người để đảm bảo vệ sinh
Nên đánh răng
Do số lần ăn uống nhiều, các phụ cần chú ý vệ sinh răng miệng vì viêm nhiễm vùng miệng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sốt sản hậu, Việc kiêng không đánh răng trong tháng đầu tiên sau khi sinh là không nên.
Nên tránh gió
Mang thai và sinh nở đối với phụ nữ là một quá trình tiêu hao sinh lực rất lớn. Sau khi sinh, thể lực yếu ớt, sức miễn dịch kém, rất dễ nhiễm bệnh nên việc dữ dìn một chút như mặc áo dài tay, tránh nơi công cộng, tránh gió để không bị cảm cũng là việc nên làm
Đóng cửa không ra ngoài, hạn chế mọi cơ hội tiếp xúc với bụi bặm, vi trùng, vi rút ở những nơi công cộng, như thế có lợi cho việc phòng tránh bệnh tật của sản phụ. Nhưng tránh gió cũng nên thích đáng, phòng của sản phụ mới không được để gió lùa, không khí lưu thông vừa phải, đảm bảo giữ được bầu không khí trong lành mới là điều quan trọng nhất.
Không nên quan hệ sớm
Sau khi sinh, sự biến đổi và tổn thương của cơ quan sinh dục sau khi mang thai và sinh nở cần phải có thời gian mới để bình phục. Khi những cơ quan này chưa được hồi phục, tuyệt đối cấm quan hệ vợ chồng, chỉ sau khi chúng trở lại bình thường mới có thể sinh hoạt tình dục. Đối với đẻ thường, do toàn bộ cơ thể và tử cung từng bước phục hồi trạng thái trước khi mang thai, cần khoảng 6 đến 8 tuần, vì vậy trong thời kì sau đẻ không nên quan hệ tình dục.
Kiêng sinh hoạt tình dục trong khoảng thời gian 8 tuần sau khi sinh, ngoài ra cần phải xem xét tình trạng hồi phục thể lực của sản phụ và khí hư đã hết hẳn hay chưa. Nếu thấy sức khoẻ chưa tốt và sản dịch vẫn còn thì vẫn nên kiêng sinh hoạt tình dục, không được quá nóng vội. Chỉ nên quan hệ tình dục sau khi sản phụ đã hoàn toàn khoẻ mạnh và bộ phận đã trở lại trạng thái bình thường.
Nếu sau khi đẻ âm hộ phải bị khâu và cổ tử cung hoặc trong thời kỳ sau khi đẻ có triệu chứng viêm nhiễm, sốt, ra máu, các bộ phận của bộ máy sinh dục như tử cung, âm đạo, âm hộ phục hồi tương đối chậm thì nên kiêng quan hệ tình dục.
Nói chung, sản phụ phải dùng phooc xep và phải khâu thì nên đợi vết thương kín miệng, lành sẹo, khoảng 70 ngày sau khi sinh mới khôi phục quan hệ tình dục. Đối với những người đẻ mổ, tốt nhất sau 3 tháng mới nên quan hệ tình dục. Còn những người bị ốm, viêm nhiễm trong tử cung thì nên đợi sau khi lành bệnh, nguyên khí dồi dào mới nên quan hệ tình dục.
Không nên ăn loại thức ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu
Sản phụ thường nằm nghỉ ngơi nhiều lúc này các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chua, cay không dễ tiêu hóa. Với một chế độ ăn khoa học dùng kèm một lượng rau, quả thích hợp sẽ có lợi cho việc phục hồi sức khỏe cho các sản phụ và cho bé
Luôn giữ cho bộ phận sinh dục sạch sẽ
Sau khi sinh, bộ phận sinh dục thường ra nhiều sản dịch, khí hư vì vậy việc dữ dìn vệ sinh, tránh viêm nhiễm là một yếu tố vô cùng quan trọng. Sau khi đại, tiểu tiện cần dùng giấy sạch lau từ trước ra sau, trong vòng 4 tuần sau khi sinh, không được tắm bồn. Có thể dùng nước sạch hoặc thuốc sát trùng để rửa bộ phận sinh dục ngoài, tốt nhất nên vệ sinh bằng nước sôi để nguội hoặc nước ấm, mỗi ngày 2 đến 3 lần. Băng vệ, quần lót phải thay thường xuyên, luôn giữ cho bộ phận sinh dục khô ráo, sạch sẽ.
Nếu phát hiện vết thương ở bộ phận sinh dục có dấu hiệu viêm nhiễm như sưng tấy, đau đớn…cần kịp thời đến bác sĩ để xử lý.
Đảm bảo độ thông thoáng
Cần mở cửa cho thoáng gió, giảm nhiệt độ trong phòng. Lưu thông không khí
Không nên bó bụng ngay sau khi sinh
Có quan niệm rằng, phải bó bụng sau sinh để không bị sổ bụng tuy nhiên theo khoa học thì trong thời kì mang thai, cùng với sự phát triển của thai nhi, các hệ thống trong cơ thể mẹ đều nảy sinh hàng loạt những thay đổi như cơ quan sinh sản có sự thay đổi nhiều, nhất là tử cung. Thể tích và trọng lượng của nó lần lượt tăng khoảng 18 và 20 lần so với trước khi mang thai, các dây chằng cố định ở tử cung tương ứng cũng mềm và kéo dài ra.
Sau khi sinh, tử cung bắt đầu hồi phục, trong khoảng 10 ngày có thể hạ xuống vào xương chậu, nhưng phải cần 6 tuần mới trở lại kích thước ban đầu. Mà những dây chằng cố định ở tử cung do kéo dài quá mức trong thời kỳ mang thai nên có phần lỏng lẻo so với lúc trước khi mang thai. Tổ chức hỗ trợ âm đạo và đáy chậu do phải căng ra quá mức khi sinh nở và bị tổn thương, khiến tính đàn hồi của chúng giảm xuống, không thể phục hồi hoàn toàn trạng thái như ban đầu, bị ảnh hưởng do tử cung phình to khi mang thai, thành bụng sau khi sinh rất lỏng lẻo, khoảng 6-8 tuần mới có thể dần hồi phục.
Tình hình trên cho thấy, bó bụng trong thời kì sau khi sinh thông thường, không những không trợ giúp cho trạng thái khôi phục khẩn trương thành bụng, ngược lại làm tăng sức ép ở bụng, và làm giảm sức chống đỡ của dây chằng và các cơ quan sinh sản, dẫn đến tử cung rũ xuống, tử cung nghiêng gập mạnh về sau, thành trước và sau âm đạo phình ra…
Do vị trí cơ quan sinh sản thay đổi, khiến lưu thông máu trong khoang chậu không thông suốt, các đề kháng giảm, dễ dẫn đến các loại bệnh phụ khoa như viêm khoang chậu, viêm phụ kiện, hội chứng tụ máu trong khoang chậu…ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của sản phụ.
Không nên xem quá nhiều tivi sau sinh
Sản phụ nên nghỉ ngơi sau sinh. Có thể xem ti vi với điều kiện trong phòng đủ ánh sáng và yên tĩnh, tránh ồn ào.
Benh.vn