Dây rốn là nơi gắn kết giữa người mẹ và em bé khi còn trong bụng. Các bất thường của dây rốn có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng liên quan tới sức khỏe của em bé trong bụng mẹ, do đó, việc nhận biết sớm các bất thường này là đặc biệt quan trọng để giúp đảm bảo sức khỏe của bé và mẹ.
Mục lục
Dây rốn bám mép ảnh hưởng gì
Dây rốn thường cắm vào gắn trung tâm cùa bánh nhau. Khi dây rốn cắm vào bờ của bánh nhau, gọi là dây rốn bám mép. Đây là trường hợp hiếm gặp, khoảng 7% thai kỳ; tần suất cao hơn trong trường hợp đa thai. Dây rốn bám mép đa số không có ảnh hưởng gì trong thai kỳ, một số ít trường hợp có thể kèm theo thai suy dinh dưỡng. Tuy nhiên sẽ quan trọng nếu vào chuyển dạ, có thể làm suy thai và đột tử cho thai nếu phần mạch máu của dây rốn nằm vắt ngang qua lỗ cổ tử cung và bị đứt khi cổ tử cung mở ra lúc chuyển dạ.
Dây rốn quá ngắn ảnh hưởng gì
Dây rốn được coi là ngắn khi nó chưa được 30 cm. Bác sĩ có thể nhận biết được nguy cơ dây rốn ngắn qua các dấu hiệu thai nhi có nhịp tim nhanh, chậm bất thường hoặc bị treo lơ lửng. Dây rốn ngắn sẽ không bình chỉnh được ngôi thai hoặc khiến thai nhi khó cử động, nếu dây rốn quá ngắn có thể bị căng quá mức hoặc co thắt lại, làm cắt đứt hoặc giảm sự trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi.
Thai không nhận được dinh dưỡng và máu nuôi cơ thể sẽ có nguy cơ sinh ra nhẹ cân, thiếu máu. Có những trường hợp cá biệt thai nhi không nhận được oxy từ mẹ nên tử vong trong thai kỳ. Phần lớn các ca có dây rốn ngắn sẽ được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Dây rốn bám màng ảnh hưởng gì
Trong trường hợp dây rốn cắm vào màng thai nhưng màng thai lại cách xa bánh nhau một đoạn, gọi là dây rốn bám màng. Gặp ở 1% các trường hợp đơn thai. Đoạn đường từ chỗ cắm vào màng thai cho tới bánh nhau thì các mạch máu nhau thai không được bảo vệ bằng chất nhầy của dây rốn. Nếu những mạch máu này chạy ngang qua lỗ trong cổ tử cung, thì gọi là mạch máu tiền đạo. Mạch máu tỉền đạo có thể là một nguyên nhân gây xuất huyết âm đạo ở tam cá nguyệt thứ ba.
Dây rốn quá dài ảnh hưởng gì
Những em bé có dây rốn quá dài thường có nguy cơ bị tràng hoa quấn cổ cao hơn bình thường. Dây rốn có chiều dài từ 60 – 70 cm được cho là dây rốn dài. Nguy cơ của thai có dây rốn dài là dây rốn có thể bị thắt nút hoặc dây rốn quấn quanh cổ (tràng hoa quấn cổ) khi thai nhi chuyển động liên tục. Hiện tượng này sẽ vô cùng nguy hiểm khi thai nhi vào những tháng cuối.
Tràng hoa quấn cổ là một trong những bất thường của thai kỳ. Theo thống kê có khoảng 30% em bé bị dây rốn quấn quanh cổ khi chào đời. Đây là hiện tượng không thể can thiệp do vậy các mẹ cũng không nên quá lo lắng. Việc duy nhất nên làm là khám thai định kỳ và khi có dấu hiệu bất thường. Các bác sĩ sẽ quyết định cho bạn sinh thường hay sinh mổ tùy theo tình trạng của thai nhi.
Xoắn dây rốn ảnh hưởng gì
Xoắn dây rốn xảy ra khi số lượng vòng xoắn vượt khỏi giới hạn chịu lực của dây rốn. Lúc này, lực chèn ép dây rốn sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy và dưỡng chất cho thai nhi.
Xoắn dây rốn có thể xảy ra ngay cả khi dây rốn có độ dài bình thường hay bất thường. Ranh giới của việc xoắn dây rốn vô hại và xoắn dây rốn có hại rất khó lường.
Số lượng vòng xoắn có thể dẫn đến những biến chứng đe dọa mạng sống của thai nhi phụ thuộc vào chiều dài dây rốn. Trung bình, dây rốn sẽ chịu được một vòng xoắn cho mỗi 5 cm dây rốn. Bất thường liên quan đến dây rốn là một trong những rủi ro khó lường nhất trong quá trình theo dõi thai.
Sa dây rốn ảnh hưởng gì
Sa dây rốn là biến chứng thường xảy ra khi thai khoảng hơn 38 tuần. Hiện tượng này dễ gây suy thai cấp khi mẹ chuyển dạ. Nếu lấy thai ra chậm, bé dễ suy hô hấp, tử vong hoặc nếu sống sót bé dễ mắc tổn thương não do thiếu ôxy.
Sa dây rốn là tình trạng dây rốn bị sa trước ngôi thai, có thể xảy ra lúc còn ối (sa dây rốn trong bọc ối) hay nguy hiểm hơn là sa dây rốn sau khi vỡ ối. Tình trạng này rất nguy hiểm vì gây suy thai cấp do cuống rốn bị chèn ép giữa ngôi và thành chậu hông khi mẹ chuyển dạ, thai nhi dồn áp lực lên dây rốn gây giảm hoặc ngăn chặn toàn bộ việc cung cấp máu từ mẹ sang bé.
Nếu mổ cấp cứu lấy thai chậm, thai nhi sẽ bị suy hô hấp, hôn mê và tử vong hoặc nếu sống sót bé dễ bị tổn thương não do thiếu ôxy dẫn đến di chứng. Tùy từng trường hợp sa dây rốn mà thai nhi có thể tử vong ngay trong bụng mẹ, thậm chí trong thời gian từ vài phút đến gần 30 phút. Vì thế nên khi phát hiện sản phụ bị sa dây rốn thì biện pháp phẫu thuật cứu thai nhi là ưu việt nhất.
Vì vậy nếu mẹ thuộc nhóm những thai phụ có nguy cơ bị sa dây rốn cao do bác sĩ cảnh báo thì nên thường xuyên thăm khám bác sĩ để được phát hiện kịp thời nếu chẳng may bị sa dây rốn.
Goku đã bình luận
Vợ e gặp trường hợp “Dây rốn bám màng”, xin lời khuyên của bác sĩ về điều trị, nếu nhập viện thì nên vào viện nào ạ? e ở Thái Bình
admin đã bình luận
Chào bạn
Dây rốn bám màng là 1 hiện tượng hiếm gặp (1/1000) do sự hình thành của dây rốn muộn, không bám được vào trung tâm bánh nhau. Hiện tượng này không ảnh hưởng nhiều trong thai kỳ nhưng ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ. Vợ bạn cần được dưỡng thai để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai. Đồng thời chuẩn bị tâm lý và cân nhắc đẻ mổ trong tuần 37-38. Hãy hỏi bác sĩ của bạn để xin chỉ định cụ thể nếu cần sử dụng thuốc trợ phổi thai nhi. Thường thì trường hợp của bạn chỉ cần đi siêu âm theo dõi thường xuyên chứ không cần nằm viện.
Và để yên tâm hơn, bạn có thể đưa vợ lên khám tại bệnh viện phụ sản Trung Ương để được chẩn đoán và theo dõi tốt nhất
Phương đã bình luận
Chào bác sĩ. Em nay thai được 22 tuần Em đi siêu âm chuẩn đoán dây rốn bám cách mép trên bánh nhau D=20mm. Vậy trường hợp có nguy hiểm ko bác sĩ. Khi chuyển dạ có gặp vấn đề gì ko bác sĩ.
Trần Bích đã bình luận
Chào bạn
Dây rốn bám màng là hiện tượng hiếm gặp trong sản khoa.Cụ thể ở đây là Dây rốn bám màng sẽ nằm ở mép bánh nhau. Điều này gây cản ở việc hấp thụ thức ăn nuôi dưỡng thai nhi. Bé chỉ hấp thụ được tối đa 30%, dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai, sinh non và thai lưu bất kỳ lúc nào.Vì vậy, bạn cần thường xuyên kiểm tra siêu âm định kỳ và có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn cũng nên báo sớm cho bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp.
Chúc bạn và thai mạnh khỏe
Nguyễn thị họp đã bình luận
Thai e được 39 tuần đi siêu âm bác sĩ nói:dây rốn cắm 1/3 ngoài mép trên bánh nhau, với hình ảnh 1 mạch máu chạy ra màng. Như vậy có nguy hiểm tới em bé ko ah
Vũ thị thu thủy đã bình luận
Con dâu tôi có thai được 28 tuần. Hôm nay đen ngày hẹn đi khám thai BS siêu âm và nói cháu bi đây rốn bám mép. Xin cho hỏi BS thai cháu bị như vậy có ảnh hưởng gì đến thai nhi và mẹ không? Và phải làm cách gì ? Xin cảm ơn BS
Admin đã bình luận
Chào chị,
Hiện tượng dây rốn bám mép là khi dây rốn không bám vào trung tâm bánh nhau như bình thường mà bám ngay trên mép bánh nhau. Đây là một yếu tố nguy cơ cần theo dõi sát để tránh các nguy cơ với thai nhi, tuy nhiên, chị không nên quá lo lắng vì với khả năng tầm soát thai kỳ hiện nay, đa số các trường hợp có thể phát hiện sớm những bất thường, rủi ro và xử lý kịp thời.
Chúc chị và gia đình mạnh khỏe,