Có những đứa trẻ ngay từ khi lọt lòng mẹ đã thiếu may mắn do mắc các căn nguy hiểm về não, khối u dị tật, bệnh tim… Mỗi loại bệnh đều để lại những di chứng ảnh hưởng đến thể chất của trẻ. Và bệnh tim là căn bệnh ảnh hưởng hàng ngày đến đời sống của trẻ như thế. Vậy, cách chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh như thế nào?
Tìm hiểu về bệnh tim bẩm sinh
Bệnh tim bẩm sinh là các dị tật của buồng tim, van tim, vách tim va các mạch máu lớn, xảy ra từ lúc còn ở bào thai.
Bệnh tim bẩm sinh được chia thành 2 nhóm
- Trẻ không bị tím da niêm.
- Trẻ bị tím da niêm.
Bệnh tim bẩm sinh (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân bệnh tim bẩm sinh
- Do sai lạc nhiễm sắc thể.
- Do di truyền.
- Do các nguyên nhân ngoại lai xảy ra trong khi mang thai…
Triệu chứng trẻ bị bệnh tim bẩm sinh
- Trẻ hay bị ho, khò khè tái đi tái lại.
- Trẻ thở khác thường (thở nhanh, lồng ngực rút lõm khi hít vào) thường bị viêm phổi.
- Khi trẻ bú hay khóc vì bị khó thở.
- Trẻ có làn da xanh xao, lạnh, vã mồ hôi.
- Trẻ bị tím môi, đầu ngón tay, ngón chân, tăng lên khi khóc, khi rặn…
- Trẻ bú hoặc ăn kém, chậm lên cân, thậm chí không tăng cân hay sụt cân.
- Trẻ đi tiểu ít hơn bình thường…
Trẻ bị tứ chứng fallot (Ảnh minh họa)
Các bệnh tim bẩm sinh thường gặp
- Bệnh tim thông liên thất chiểm tỷ lệ: 30,5%.
- Bệnh tim thông liên nhĩ chiếm tỷ lệ: 9,8%.
- Bệnh ống động mạch chiếm tỷ lệ: 9,7%…
Một số bệnh tim bẩm sinh khác:
- Hẹp van động mạch phổi.
- Hẹp eo động mạch chủ.
- Kênh nhĩ thất, thất phải hai đường ra.
- Chuyển vị đại động mạch.
- Bệnh Ebstein, không lỗ van ba lá, tâm thất độc nhất… Bệnh tim bẩm sinh nguy hiểm như thế nào?
- Gây suy tim nhanh chóng.
- Kém phát triển về thể chất và tinh thần
- Tỷ lệ tử vong cao…
Cách chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh
Để chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh cần lưu ý chăm sóc đầy đủ cả thể chất lẫn tinh thần trẻ để giúp trẻ có cơ thể khỏe mạnh mà không gặp vấn đề về tinh thần.
Chăm sóc thể chất trẻ bị bệnh tim bẩm sinh
- Cho trẻ ăn nhạt.
- Cho trẻ ăn từ từ, chủ yếu bằng thìa.
- Cho trẻ ăn nhiều bữa, mỗi bữa ít hơn bình thường.
Cho trẻ ăn nhạt và ăn nhiều bữa ít hơn bình thường (Ảnh minh họa)
- Hạn chế các thực phẩm có đường trong thực đơn của trẻ.
- Theo dõi sát việc lên cân của trẻ để có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- Cho trẻ uống đủ nước khi trời nóng.
- Cho trẻ mặc ấm khi trời lạnh và tránh tiếp xúc với lạnh đột ngột (trẻ bị tim bẩm sinh rất hay mắc chứng viêm phổi).
- Bổ sung những thực phẩm giàu kali như cam, chuối, nho, đu đủ, nước dừa…khi trẻ phải sử dụng thuốc lợi tiểu: lasix (furosemide) …
- Chăm sóc răng miệng (đánh răng, dùng chỉ nha khoa) để phòng tránh sâu răng (sâu răng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng trong tim, nhiễm khuẩn bán cấp..)
Chăm sóc răng miệng cho trẻ để phòng tránh sâu răng (Ảnh minh họa)
- Nếu trẻ khó thở cần nới rộng quần áo và đặt trẻ nằm theo tư thế quay sang một bên với hai đầu gối co lên ngực (tư thế này giúp tăng lượng máu lên phổi, trẻ sẻ đỡ mệt). Sau đó, lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời.
- Cho trẻ tái khám đúng theo lịch và tuân theo sự điều trị của bác sĩ, ngay cả khi trẻ đã được phẫu thuật (bệnh tim bẩm sinh cần phải theo dõi sau phẫu thuật vì khi lớn lên, trẻ có thể gặp một số vấn đề khác về sức khỏe)
Chăm sóc tinh thần trẻ bị bệnh tim bẩm sinh
- Trẻ bị bệnh tim cần được chăm sóc, nuôi dưỡng giống như những em bé bình thường khác.
- Không hạn chế hoặc cấm đoán trẻ vui chơi, giải trí, tham gia hoạt động thể dục thể thao. (trừ những hoạt động mạnh, nguy hiểm).
- Cho trẻ đi tham quan, du lịch… tuy nhiên, khi đi chơi xa cần mang theo các loại thuốc cần thiết cho trẻ.
- Khám và làm nghiệm pháp gắng sức định kỳ cho trẻ để xác định tình trạng chịu đựng khi vận động và có hướng dẫn tập luyện đúng mức.
Cho trẻ tham gia vui chơi, giải trí để trẻ không tự ti, mặc cảm (Ảnh minh họa)
Lời kết
Bệnh tim bẩm sinh nặng thường được các bác sỹ chẩn đoán ngay từ khi trẻ chào đời. Với trẻ bị dị tật tim nhẹ hơn, triệu chứng dần xuất hiện khi trẻ lớn lên. Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh thường yếu ớt hơn những đứa trẻ bình thường.
Tuy nhiên, ngoài những yêu cầu đặc biệt cho việc chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh: ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ăn nhạt, giữ vệ sinh răng miệng, không hoạt động quá sức… các bậc phụ huynh cần ứng xử với trẻ như với những đứa trẻ bình thường khác. Việc chăm sóc, lo lắng thái quá cho tình trạng sức khoẻ của trẻ sẽ khiến trẻ cảm thấy mình bị yếu đuối, thiếu các kỹ năng tự bảo vệ, tự ti, mặc cảm…