Chàm cơ địa khiến cho người bệnh luôn cảm thấy ngứa ngáy, da thường xuyên bị khô, bong bóc, đôi khi bị chảy máu. Tình trạng bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách.
Mục lục
Chàm cơ địa là bệnh gì
Chàm cơ địa (viêm da cơ địa) là một bệnh lý mạn tính ngoài da phổ biến nhất của bệnh chàm. Triệu chứng điển hình là ngứa ngáy, da khô, sần sùi, nhạy cảm và có thể bị trầy xước do gãi nhiều. Đôi khi có những vùng da bị dày lên, nứt nẻ và bong tróc.
Chàm cơ địa là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch đối với các dị nguyên, làm tăng phóng thích Histamin và kích hoạt phản ứng viêm. Ngoài nguyên nhân gây bệnh do di truyền đã được biết rõ thì các nhà khoa học cho rằng, rối loạn hàng rào bảo vệ da cũng làm cho bệnh chàm cơ địa tái diễn với tần suất ngày càng cao.
Trong rối loạn hàng rào bảo vệ da, lớp thượng bì bị suy giảm hàm lượng ceramides và làm tăng thoát nước qua da khiến cho nồng độ của các tác nhân gây kích ứng và dị ứng tăng lên. Từ đó, gây tác động lên cơ chế miễn dịch và phản ứng viêm của da.
Trong bệnh viêm da cơ địa cả môi trường và cơ địa đều có thể là nguyên nhân gây ra bệnh. Vì vậy cần có những biện pháp điều trị và phòng ngừa tái phát hiệu quả.
Cách trị chàm cơ địa theo phương pháp dân gian
Dưới đây là các mẹo chữa bệnh chàm cơ địa thường được áp dụng trong dân gian:
Lá khế chữa chàm cơ địa
Lá khế từ lâu đã được biết đến trong y học cổ truyền là có tính kháng viêm, kháng khuẩn, giải độc hiệu quả.
Cách làm:
- Chuẩn bị khoảng 100gr lá khế tươi, đem rửa sạch rồi ngâm với nước muối 20 phút để loại bỏ bụi bẩn.
- Sau khi vớt ráo nước, đem vò nát rồi đun sôi với lượng nước vừa đủ.
- Để nguội bớt rồi ngâm vùng da bị viêm vào nước lá khế, dùng lá chà xát nhẹ nhàng lên vùng da đó để sát khuẩn.
Nên kiên trì và áp dụng đều đặn trong khoảng 1 tuần để thấy được hiệu quả.
Mẹo chữa chàm da cơ địa bằng đinh lăng
Lá đinh lăng có tính mát, giúp thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, chống dị ứng và mụn nhọt. Trong dân gian thường dùng lá đinh lăng đem nấu nước uống để trị viêm da cơ địa và cho thấy hiệu quả tốt.
Cách làm:
- Rửa sạch 1 nắm lá đinh lăng.
- Đem đun sôi với nước đến khi còn khoảng ⅓ so với ban đầu thì dừng lại.
- Để nguội rồi uống khi nước còn ấm.
Nên kiên trì uống trong vài tuần để các triệu chứng của viêm da cơ địa được loại bỏ.
Mật ong chữa chàm cơ địa
Thành phần của mật ong có chứa các chất chống oxy hoá và kháng viêm hiệu quả. Bằng cách bôi lên vùng da bị viêm da cơ địa sẽ giúp nhanh chóng hồi phục mô da bị tổn thương.
Cách làm:
- Vệ sinh sạch xung quanh da bị viêm, lau khô.
- Thoa đều mật ong lên da và để yên khoảng 5 phút sau đó dùng nước ấm rửa sạch lại.
Thực hiện đều đặn mỗi ngày giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.
Dầu dừa
Được biết đến với công dụng và hiệu quả trong làm đẹp, dầu dừa cũng được sử dụng trong các trường hợp viêm da cơ địa với mục đích dưỡng ẩm, cải thiện tình trạng da khô rát, nứt nẻ.
Cách làm:
- Vệ sinh sạch sẽ phần da bị viêm bằng nước ấm rồi thấm khô.
- Dùng một lượng dầu dừa vừa đủ để thoa đều lên vùng da tổn thương.
- Nên để khoảng 45-60 phút cho da khô lại rồi dùng khăn sạch lau lại.
- Chú ý không bôi quá nhiều hoặc để qua đêm, tránh tình trạng viêm da bị nặng thêm.
Sử dụng dầu dừa sẽ giúp giảm được tình trạng ban rát, ngứa ngáy của viêm da cơ địa gây ra.
Nha đam chữa bệnh chàm cơ địa
Trong nha đam có chứa các chất giúp làm ẩm, cải thiện tình trạng da bị khô đồng thời làm dịu da và khắc phục các tổn thương, giảm viêm nhiễm.
Cách làm:
- Rửa sạch 1 nhánh nha đam, loại bỏ phần nhựa để tránh bị ngứa khi dùng.
- Gọt vỏ lấy phần gel bên trong.
- Thoa đều lên vùng bị viêm da cơ địa.
- Thực hiện 3-4 lần mỗi tuần để nhanh thấy được hiệu quả.
Lá đơn đỏ
Lá đơn đỏ có chứa nhiều chất tự nhiên như saponin, coumarin, tanin, flavonoid giúp đem lại công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm hiệu quả cho bệnh lý viêm da cơ địa.
Cách làm
- Rửa sạch khoảng 1 nắm lá, ngâm với nước muối rồi vớt ra để ráo nước.
- Đun nước sôi sau đó thả lá đơn đỏ đã rửa vào nấu thêm 5 phút.
- Đổ ra chậu để nguội rồi ngâm trực tiếp vị trí tổn thương hoặc tắm.
Để có được hiệu quả tốt, nên thực hiện 3-4 lần/tuần.
Trà xanh chữa chàm cơ địa
Trong lá trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hoá giúp làm lành vết thương nhanh chóng.
Cách làm:
- Rửa sạch một lượng vừa đủ lá trà xanh sau đó vò nát.
- Đem đun sôi với nước cùng một chút muối.
- Dùng phần nước vừa nấu được để ngâm hoặc tắm lên vùng da tổn thương, lấy lá chà xát nhẹ nhàng.
- Nên thực hiện đều đặn 3 lần mỗi tuần.
Sài đất
Sài đất là một vị dược liệu thuộc nhóm thuốc thanh nhiệt giải độc giúp kháng khuẩn chống viêm, chữa các bệnh ngoài da hiệu quả. Sài đất thường được sử dụng trong trường hợp viêm da, mẩn ngứa, rôm sảy ở trẻ nhỏ.
Cách làm:
- Rửa sạch khoảng 30g sài đất (có thể thêm bồ công anh, dây khum nếu có).
- Cho nguyên liệu vào nồi đun sôi với khoảng 400-500ml nước. Nấu đến khi còn khoảng 150ml thì tắt bếp. Uống khi nước còn ấm.
- Nên kiên trì uống nước sài đất đều đặn mỗi ngày trong khoảng 2 tuần.
Ngoài ra dùng nước sài đất để tắm cũng là cách điều trị viêm da cơ địa.
Chữa bệnh chàm cơ địa bằng lá bàng non
Dùng lá bàng non để điều trị triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa là biện pháp được áp dụng phổ biến nhờ tính kháng khuẩn và chống oxy hoá hiệu quả.
Cách làm:
- Dùng 5-7 lá bàng non, đem rửa sạch rồi ngâm với một chút muối.
- Đun nước sôi rồi cho lá bàng vào nấu khoảng 10 phút trên lửa nhỏ.
- Chờ đến khi nước ấm vừa đủ thì ngâm hoặc rửa lên chỗ da bị viêm.
- Có thể thực hiện đều đặn mỗi ngày để nhanh chóng có được hiệu quả.
Trên đây là các phương pháp thường được áp dụng trong dân gian để chữa bệnh chàm cơ địa.
Chữa chàm cơ địa bằng kem bôi PlasmaKare No5
Bên cạnh các cách chữa bệnh chàm cơ địa theo dân gian thì dùng các chế phẩm bôi ngoài da cũng là lựa chọn của nhiều người bệnh. Hiểu được nhu cầu của những người mắc các bệnh về da, thương hiệu Innocare đã cho ra mắt sản phẩm Gel PlasmaKare No5 với các thành phần nổi bật, ưu việt:
- Phức hệ Nano bạc TSN: Đây là phức hợp có phần lõi là các phân tử Nano bạc chuẩn hoá được bao bọc bởi acid Tannic tạo ra chất sát trùng thế hệ mới TSN. Do có khả năng bám dính với virus kém vì vậy các phân tử Nano bạc khó đạt được nồng độ để diệt khuẩn, tuy nhiên Acid Tannic lại có lợi thế là bám dính tốt với virus. Vì vậy phức hệ TSN kháng khuẩn, diệt virus lên đến 99%, đồng thời có tác dụng trong việc thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.
- Ellagic từ dịch chiết lựu đỏ có tác dụng chống oxy hoá, làm dịu da, thúc đẩy tái tế bào da. Vì vậy quá trình làm lành vết thương được diễn ra nhanh hơn.
- Chiết xuất từ Núc nác: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dịch chiết núc nác giúp kháng khuẩn và chống dị ứng hiệu quả. Khi được phối hợp trong gel PlasmaKare sẽ giúp phát huy công dụng và giảm các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc da.
- Chitosan: Là hợp chất hữu cơ có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm rất tốt. Khi kết hợp với Nano bạc TSN càng nâng cao hiệu quả trong điều trị các bệnh về da, trong đó có chàm da cơ địa.
Sản phẩm an toàn, lành tính, không chứa Corticoid, dùng được cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ có thai mắc các bệnh về da. Với người bị chàm da cơ địa khi dùng gel PlasmaKare No5 từ 1-3 tháng sẽ cải thiện đáng kể tình trạng về da.
Lưu ý khi chữa bệnh chàm da cơ địa tại nhà
Khi điều trị bệnh chàm cơ địa tại nhà, nên chú ý:
- Vệ sinh nhà cửa, khu vực sống sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với lông động vật tránh gây dị ứng.
- Nên tắm nước bằng nước ấm, không quá nóng và khi tắm xong nên bôi kem dưỡng da để giữ ẩm.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da nhẹ nhàng, không gây kích ứng.
- Khi phải tiếp xúc với hoá chất, cần trang bị đồ bảo hộ thật kỹ.
- Giữ độ ẩm không khí trong phòng, đặc biệt là thời tiết hanh khô vào mùa đông.
Trên đây là thông tin về bệnh chàm cơ địa cũng như một số phương pháp dân gian đem lại hiệu quả tốt.