Hỏi: Cách thức, chi phí lưu trữ tế bào gốc của máu cuốn rốn tại Việt Nam như thế nào?
Trả lời:
Những trường hợp nên lưu trữ tế bào máu cuống rốn
- Bạn đã từng mắc bệnh hoặc kiểm tra dương tính các loại virus viêm gan B, C, HIV, HTLV1.
- Bạn bị bất kỳ bệnh ung thư nào, hoặc các bệnh về máu như suy tủy,…
- Bạn bị các rối loạn về máu hoặc rối loạn hệ thống miễn dịch do di truyền hay do lây nhiễm.
- Bạn bị các bệnh lây lan qua đường tình dục trong đó có giang mai.
- Bạn bị bất kỳ biến chứng hay bị mắc bệnh trong thời gian mang thai cũng như sinh nở.
- Bạn có thai ở độ tuổi dưới 18.
Nơi lưu trữ Tế bào gốc máu cuống rốn
Tại BV Truyền máu – Huyết học TP.HCM, để thực hiện lưu trữ TBG máu cuống rốn, trước khi sinh con độ 2 tháng, các cặp vợ chồng liên hệ với BV để được tư vấn, làm hợp đồng lưu trữ, xét nghiệm… Đến ngày sinh, báo cho người của BV đến nơi sản phụ sinh để lấy mẫu máu cuống rốn đem về lưu trữ. Chi phí cho việc điều chế mẫu máu cuống rốn khoảng 17 triệu đồng; chi phí đến nơi sản phụ sinh lấy mẫu khoảng 2,5 triệu đồng (đó là hai khoản tiền cơ bản lúc đầu). Sau đó, trả phí cho mỗi năm lưu trữ khoảng 2,5 triệu đồng. Có thể chọn gói lưu trữ 1 năm, 5 năm, 10 năm, 18 năm. Còn tại Viện Huyết học – Truyền máu T.Ư, dịch vụ lưu trữ TBG có chi phí cho năm đầu tiên là 20 – 25 triệu đồng. Sau đó gia đình sẽ chi trả 2,5 triệu đồng/năm trong các năm tiếp theo.
Theo TS-BS Trần Ngọc Quế, Phó giám đốc Trung tâm TBG (Viện Huyết học – Truyền máu T.Ư), dây rốn sử dụng cho lấy TBG được lựa chọn kỹ càng theo các tiêu chuẩn: tuổi của sản phụ không quá 35, sức khỏe tốt; sinh đủ tháng, không bị sinh non; chuyển dạ không tai biến, không sốt; sơ sinh con của sản phụ không mắc bệnh di truyền, cân nặng khi sinh từ 2,8 kg. Bánh nhau không bị dập nát, không có yếu tố nhiễm trùng; thai không dị dạng. Lượng máu dây rốn ít nhất từ 70 ml trở lên. Sau khi kiểm tra toàn diện, nhân viên y tế sẽ lựa chọn các dây rốn phù hợp, tiếp tục qua các khâu xét nghiệm, xử lý, tách lấy TBG với điều kiện hết sức nghiêm ngặt. TBG được bảo quản ở môi trường nitơ lỏng -150 độ C.
Theo PGS-TS Nguyễn Anh Trí (Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu T.Ư), với TBG máu cuống rốn của các sản phụ được lưu giữ dạng cộng đồng tại ngân hàng, Viện sẽ sử dụng TBG này ghép cho các bệnh nhân bị ung thư máu có chỉ định ghép và các chỉ số phù hợp. Đặc biệt, với người hiến TBG cho lưu trữ dạng cộng đồng, khi cần TBG điều trị bệnh cho bản thân hoặc người thân thì sẽ được tiếp nhận trở lại TBG của mình từ ngân hàng lưu trữ mà không phải trả một khoản phí nào.
Ngân hàng tế bào gốc thuộc bệnh viện Truyền Máu Huyết Học Tp Hồ chí Minh đã xử lý và lưu trữ hơn 2.500 đơn vị tế bào gốc máu cuống rốn, sẵn sàng cung cấp phục vụ ghép tế bào gốc nếu có yêu cầu.
Hệ thống lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn BioArchive, lưu trữ bằng Nitơ lỏng -196oC, hoàn toàn tự động, tiện nghi và hiện đại nhất trên thế giới. Tại Việt Nam, ngân hàng tế bào gốc được trang bị hệ thống này.
Sản phẩm TBG MCR được lưu trữ bởi hệ thống lưu trữ lạnh ni-tơ tự động tiên tiến nhất của Mỹ – Hệ thống Bioarchive của hãng Thermogenesis. Với hệ thống lưu trữ này, sản phẩm TBG MCR được quản lý lưu trữ bằng mã vạch, chương trình lưu trữ kiểm soát tốc độ hạ nhiệt tối ưu được điều khiển bằng phần mềm vi tính giúp cho chất lượng các TBG được duy trì khi lưu trữ trong môi trường ni tơ lỏng kéo dài.
Benh.vn