Một số trẻ em thường kêu đau chân, mỏi chân sau khi đi mẫu giáo, đi học về (nhất là buổi tối trước khi đi ngủ) khiến bố mẹ rất lo lắng. Tuy nhiên, sau khi thăm khám các bác sĩ không thấy bất kỳ một sự tổn thương nào. Khi đó nguyên nhân gây đau xương ở trẻ có thể liên quan đến sự tăng trưởng của cơ thể.
Mục lục
Vậy, đau xương do tăng trưởng của cơ thể là như thế nào? Cách khắc phục đau xương do tăng trưởng ở trẻ?
Sự phát triển hệ xương ở trẻ
Khi mới sinh, hầu hết bộ xương của trẻ được cấu tạo từ sụn (trừ một số bộ phận ở đầu các xương cánh tay, bàn tay, cẳng chân và bàn chân là sụn chưa cốt hóa – trở thành xương). Sụn tiếp tục tăng trưởng trước khi hóa xương nên trẻ em mau lớn (quá trình này xảy ra trong suốt thời gian niên thiếu cho đến tuổi trưởng thành).
Sự phát triển xương dài ở trẻ bắt đầu ở thân sau xương đến 2 đầu xương (trên, dưới). Giữa thân xương và 2 đầu xương có 2 khoảng ngăn cách mỏng bằng sụn liên hợp, nhờ đó, xương được kéo dài dần ra khi trẻ lớn.
Số lượng xương khi mới sinh là 300 xương riêng lẻ. Khi trẻ lớn, nhiều xương kết nối lại với nhau và còn lại 260 xương ở tuổi trưởng thành.
Đau xương do tăng trưởng là thế nào?
Do cơ thể phát triển nhanh hơn so với lứa tuổi (hệ xương và cơ không phát triển cùng nhịp, các đầu bám gân, xương chưa chắc chắn).
Do trẻ hoạt động quá nhiều (chạy, nhảy, đùa nghịch…)
Do thiếu canxi…
Nguyên nhân gây đau xương do trẻ phát triển nhanh hơn so với tuổi
Biểu hiện
Cơn đau thường xảy ra ở các cơ.
Đau mặt trước của đùi, đau trong bắp chân, sau gối.
Trẻ thường đau vào buổi tối (sau một ngày hoạt động).
Cơn đau kéo dài trong vài ngày, ít lâu lại tái lại.
Thường là những cơn đau thoáng qua, không đến mức quá đau..
Khoảng thời gian từ 4 đến 10 tuổi, trẻ thường bị đau xương tăng trưởng.
Phương pháp hạn chế bệnh
Hạn chế cho trẻ chạy nhảy, nô đùa thái quá.
Massage chân hàng ngày cho trẻ vào buổi tối (sau một ngày hoạt động).
Bổ sung thực đơn đầy đủ vitamin, dưỡng chất đặc biệt là canxi cho trẻ (đảm bảo đủ lượng canxi cần thiết trong thời gian phát triển xương ở trẻ)…
Bổ sung thực đơn đầy đủ canxi cho trẻ trong suốt quá trình phát triển
Phương pháp điều trị bệnh
Khi trẻ bị đau cần cho trẻ nghỉ nghơi (có trường hợp đau nhiều trẻ phải nằm bất động).
Cho trẻ uống paracetamol liều thấp trong vài ngày (dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ).
Nếu bị đau tái diễn lâu ngày, cần đưa trẻ đi chụp X-quang để tránh bỏ sót bệnh viêm xương sụn khớp háng (thường gặp ở trẻ từ 4 đến 10 tuổi).
Trẻ từ 10 đến 15 tuổi, nếu đau dai dẳng ở đầu gối có thể là biểu hiện của bệnh viêm lồi củ trước xương chày, thường gây tổn thương gân bánh chè…
Khi các cơn đau xương tái đi tái lại trong một thời gian ngắn (6 tuần), cần đưa trẻ đến các bác sỹ chuyên về xương khớp để được thăm khám và chỉ dẫn điều trị.
Lưu ý: bác sĩ sẽ tư vấn cho bố mẹ cách điều trị khi trẻ bị đau xương tăng trưởng tùy thuộc vào thể trạng từng trẻ.
Bác sỹ tư vấn đau xương tăng trưởng tùy thuộc vào thể trạng của trẻ
Lời kết
Đau xương khớp ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, nguyên nhân gây bệnh do trẻ lớn nhanh hơn so với lứa tuổi (thường gặp ở các trẻ từ 4-10 tuổi). Ở những trẻ này, hệ xương và cơ không phát triển cùng nhịp, các đầu bám gân, xương chưa chắc chắn, mặt khác do trẻ hoạt động nhiều nên gây đau…
Bên cạnh đó, đau xương khớp ở trẻ còn là biểu hiện của nhiều loại bệnh: viêm khớp cấp tính do vi khuẩn, lao, sau chấn thương, rối loạn miễn dịch… Vì vậy, khi thấy trẻ thường xuyên kêu đau chân, mỏi chân, nhức chân…cha mẹ cần đưa con đến bác sỹ để được thăm khám, xác định đúng bệnh. Ngoài ra, cần lưu ý bổ sung đầy đủ vitamin, dưỡng chất, đặc biệt là canxi trong suốt thời gian phát triển của trẻ.
Benh.vn