Thận là một trong những cơ quan đóng vai trò cực kì quan trọng trong hệ bài tiết của cơ thể. Nếu thận bị suy giảm chức năng, các chất thải không được loại bỏ và tích tụ lại gây hại đến nhiều cơ quan, bộ phận khác. Lưu ý ngay những dấu hiệu thận bị suy giảm chức năng sau đây để kịp thời can thiệp nhé!
Mục lục
Những dấu hiệu cảnh báo “thận hư, thận yếu”
Tầm quan trọng của thận đối với cơ thể, sức khỏe
Thận là một trong 5 cơ quan quan trọng nhất đối với sức khỏe con người. Trong đông y, ngũ tạng gồm tâm – can – tỳ – phế – thận.
Chức năng chính của thận là chức năng bài tiết. Thận có nhiệm vụ lọc loại những chất độc, chất cặn bã và các chất dư thừa ra khỏi máu. Sau khi qua hệ thống lọc ở thận, các chất thải này sẽ thiểu nước tiểu đi ra ngoài.
Bên cạnh đó, thận còn có nhiệm vụ điều tiết nồng độ chất điện giải, kiểm soát huyết áp và tham gia điều tiết sản sinh hồng cầu. Nhờ có thận, các acid amin, protein, hồng cầu được giữ lại trong máu. Nước được tái hấp thu làm giảm số lần uống nước hàng ngày. Thận cũng tham gia sản xuất hormon điều hoà cơ thể và kích thích quá trình sản sinh hồng cầu tại tuỷ sống. Với những chức năng tối quan trọng như vậy, suy giảm chức năng thận (suy thận) trở thành bệnh lý vô cùng nguy hiểm, thậm chí đe doạ tính mạng con người, gây ra gánh nặng về kinh tế (do phải lọc thận nhân tạo hoặc ghép thận)
Những dấu hiệu thận suy giảm chứng năng đáng chú ý
Suy thận có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm do lối sống và do bệnh lý mắc kèm. Suy thận phát triển âm thầm với triệu chứng không điển hình. Tuy nhiên, nếu quan tâm đến sức khoẻ, bạn vẫn có thể nhân ra những dấu hiệu suy thận tương đối rõ ràng. Hãy chú ý những dấu hiệu sau đây để biết thận đang kêu cứu:
1. Những bất thường khi đi tiểu
Thận có nhiệm vụ sản xuất nước tiểu và loại bỏ chất thải qua đường tiểu. Vì vậy, nhất định không nên bỏ qua những thay đổi về tần suất đi tiểu, mùi, màu sắc của nước tiểu như:
Tăng số lần đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm. Số lần giao động từ 4 đến 10 lần một đêm được coi là bất thường.
Thận khỏe mạnh lọc chất thải từ máu để tạo ra nước tiểu. Nhưng suy thận, các tế bào máu có xuất hiện ở nước tiểu. Nếu nhận thấy máu ở nước tiểu cần nghi ngờ dấu hiệu suy thận và đi khám ngay. .
Nước tiểu có bọt: bọt khó tan cho thấy có sự hiện diện của protein trong nước tiểu.
Những bất thường khi đi tiểu là dấu hiệu cảnh báo dễ thấy nhất
2. Rối loạn về sinh dục
Thận âm và dương đóng vai trò tương trợ và chế ngự lẫn nhau để duy trì sự cân bằng sinh lý bình thường cho cơ thể. Một khi sự cân bằng vốn có này bị phá vỡ do chức năng thận suy giảm thì hậu quả thường dẫn đến là hiện tượng rối loạn chức năng sinh dục như xuất tinh sớm, các bệnh về tinh dịch, mộng tinh, liệt dương… (Dấu hiệu này thường phổ biến ở nam giới.)
3. Da khô kèm theo ngứa ngáy
Thận khỏe mạnh thực hiện việc là loại bỏ chất thải và một số chất dư thừa từ máu, giúp tạo ra các tế bào hồng cầu và duy trì lượng khoáng chất thích hợp trong cơ thể, mang lại làn da tươi trẻ, mịn màng. Da ngứa và khô báo hiệu thận hoạt động chưa thực sự tốt.
4. Hôi miệng và có vị kim loại
Trong suy thận, chỉ số sinh hoá máu điển hình là ure huyết tăng cao. Chính sự tích tụ của ure huyết cùng 1 số kim loại không được thải loại gây nên thức ăn có vị kim loại. Hôi miệng là một dấu hiệu khác của việc có quá nhiều độc tố trong máu.
5. Rùng mình, lạnh tứ chi
Cảm giác ớn lạnh, tứ chi xanh xao, thậm chí lạnh đến vùng đầu gối và khuỷu tay. Rùng mình, lạnh chi thường là biểu hiện đặc trưng của chứng suy thận. Bệnh có thể kèm theo một số triệu chứng như đau lưng, nhức mỏi đầu gối, cơ thể suy kiệt, chán chường, thở yếu, ăn không ngon…
6. Khó ngủ
Khi thận hoạt động không hiệu quả có nghĩa độc tố không thể được thải lọc ra khỏi cơ thể qua nước tiểu và tồn tại ở trong máu. Mức độ độc tố tăng lên khiến cơ thể khó đi vào giấc ngủ. Đó là lý do tại sao thời gian ngủ ít hơn, khó ngủ hơn và tăng nguy cơ suy giảm chức năng thận.
Phải làm gì khi phát hiện những dấu hiệu cảnh báo trên?
Nhìn chung, các dấu hiệu thận yếu thường không đặc thù. Do đó, khi nhận thấy dấu hiệu thận suy giảm chức năng, bệnh nhân cần đi khám và kiểm tra để xác định chính xác nguyên nhân. Bên cạnh đó, nên định kỳ thực hiện xét nghiệm tầm soát các bệnh lý về thận. Việc khám định kỳ giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý thận, tránh bệnh diễn tiến trầm trọng, gây hậu quả đáng tiếc.
Nói tóm lại, suy thận không khó để phát hiện sớm nếu bạn thường xuyên để ý tới sức khỏe cũng như “lắng nghe cơ thể”. Hãy luôn bảo vệ sức khỏe thật tốt bởi đó chính là tài sản quý báu nhất. Mong rằng, với những chia sẻ về các dấu hiệu cảnh báo thận yếu vừa rồi, quý bạn đọc sẽ có thêm nhiều tri thức để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.