Đúng theo sự cảnh báo của các chuyên gia Việt Nam, do việc uống kháng sinh tùy hứng, không theo bất cứ một quy chuẩn nào khiến tình trạng kháng kháng sinh của Việt Nam đang ở mức báo động với số lượng vi khuẩn kháng thuốc, mức độ kháng ngày càng gia tăng. Đặc biệt, việc kháng thuốc không chỉ một mà vài loại “siêu vi khuẩn” kháng lại mọi loại thuốc kháng sinh, trong đó phổ biến là nhóm vi khuẩn gram âm đường ruột..
Mục lục
TS Nguyễn Vũ Trung, Phó giám đốc Bệnh viện (BV) Nhiệt đới Trung ương đã thông báo nội dung trên tại bản báo cáo Thực trạng kháng sinh thế giới 2015. Ông chia sẻ, tình trạng kháng kháng sinh là một vấn đề toàn cầu, Việt Nam cũng không ngoại lệ do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc sử dụng kháng sinh ngày càng bừa bãi, phổ biến và vẫn tồn tại tình trạng kháng sinh được trộn trong thức ăn chăn nuôi và chia sẻ “Các kháng sinh mới thì chưa được tìm ra, còn kháng sinh cũ ngày càng bị kháng thuốc nhiều hơn. Các chuyên gia thế giới lo ngại một ngày “vũ khí” chống vi khuẩn không còn, do vi khuẩn kháng lại hết những vũ khí ấy”.
Thực trạng sử dụng kháng sinh tại Việt Nam
Vào thời điểm hiện tại, tình trạng kháng kháng sinh đang ở mức báo động với số lượng vi khuẩn kháng thuốc, mức độ kháng ngày càng gia tăng. Theo thống kê, tỷ lệ kháng với kháng sinh carbapenem- nhóm kháng sinh mạnh nhất hiện nay lên đến 50%, đặc biệt là các vi khuẩn gram âm.
Những nghiên cứu vào năm 2013 của đơn vị nghiên cứu lâm sàng Oxrford Mỹ cho biết, tỷ lệ vi khuẩn E.coli kháng với kháng sinh carbapenem cũng rất cao. Trong số 26 nước báo cáo thì tỷ lệ kháng cao nhất tại Ấn Độ 11%, sau đó là Việt Nam với 9%, và cuối cùng là Bulgaria. Tỷ lệ khuẩn này kháng với kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 lên đến hơn 60%.
Trong đó, Việt Nam không chỉ một mà vài loại “siêu vi khuẩn” kháng lại mọi loại thuốc kháng sinh với nhóm vi khuẩn gram âm đường ruột. Chưa kể nguy cơ lây lan “siêu vi khuẩn” đa kháng thuốc trên toàn cầu do sự giao lưu thế giới ngày càng rộng rãi. Vì vậy, vấn đề kháng kháng sinh không chỉ tồn tại ở Việt Nam mà tất cả các quốc gia trên thế giới.
Tỷ lệ sáng chế kháng sinh không theo kịp mức độ gia tăng vi khuẩn kháng thuốc
Năm 1940 kháng sinh đầu tiên được phát minh là penicillin nhưng chỉ 10 năm sau đã xuất hiện vi khuẩn kháng loại thuốc này.
Sự kháng chế kháng sinh nở rộ trong giai đoạn từ năm 1983 đến 1987 với kết quả cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ cấp giấy chứng nhận sử dụng cho 18 loại kháng sinh. Tuy nhiên, từ năm 2008 đến nay gần như không có kháng sinh mới nào được tìm ra.
Nghịch lý lại xảy ra khi các báo cáo về vi khuẩn kháng các loại kháng sinh cũ ngày càng tăng lên. Vì vậy, sự xuất hiện của các “siêu vi khuẩn” kháng kháng sinh khiến thế giới lo ngại, bởi siêu vi khuẩn là loại vi khuẩn có khả năng kháng lại nhiều loại kháng sinh.
Phương pháp hữu hiệu giải quyết tình trạng kháng kháng sinh
Để giúp người dân bảo vệ sức khỏe, đề phòng nguy cơ xuất hiện nhiều siêu vi khuẩn kháng thuốc thì việc kiểm soát sử dụng thuốc kháng sinh là rất quan trọng.
Trong đó, nên ưu tiên bảo tồn hiệu quả những kháng sinh thế hệ cũ thông qua việc thay đổi nhận thức của bệnh nhân, bác sĩ kê đơn. Đặc biệt, tại các bệnh viện, việc điều trị kháng sinh cũng cần thận trọng và thực tế nhiều bệnh viện đã làm kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh để lựa chọn điều trị thích hợp.
Ngoài ra người dân cần sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về dùng. Song hành với những việc làm trên, các cơ quan thẩm quyền cần nghiêm cấm bán các loại thức ăn gia súc có trộn sẵn kháng sinh, hạn chế sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh cho động vật nuôi để bảo vệ sức khỏe cho người dân.
Hải Yến