Các loại rắn hổ mang, rắn ráo… (loại Colubridae) có độc tố thần kinh. Chỗ rắn cắn không đau lắm nhưng chân tê bại, mệt mỏi cao độ, buồn ngủ, muốn ngất, nấc, nôn, tối loạn cơ tròn… Mạch yếu, huyết áp hạ, khó thở, hôn mê rồi tử vong sau 6 giờ.
Rắn lục (loại Vipéridae) có độc tố gây xuất huyết. Toàn chi bị rắn cắn đau dữ dội, da đỏ bầm, có những đám xuất huyết, chỗ bị rắn cắn phù (sau dễ bị hoại tử). Sau 30′ đến 1h: nôn, ỉa lỏng, mạch nhanh nhỏ, huyết hạ, ngất.
Nếu bị rắn cắn sau 15-30′ mà vết cắn không đau, không phù, chi bị cắn không tê bại thì không phải rắn độc cắn.
Xử trí
– Đặt garo trên chỗ rắn cắn: không thắt quá chặt, không để garô lâu quá 30′.
– Rạch nhẹ da ở vết rắn cắn, hút máu bằng ống giác…, rửa vết thương bằng dung dịch KMnO4 1%.
– Tiêm huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu hoặc toàn nǎng (ống 5-10ml): 1 ống xung quanh chỗ rắn cắn, 1 ống dưới da ở đùi bị rắn cắn. Trường hợp nạn nhân đến muộn, tình trạng thật nguy kịch không thể trì hoãn được, có thể tiêm tĩnh mạch thất chậm 1 ống (thử phản ứng trước nếu xét thời gian cho phép).
Nếu không có huyết thanh kháng nọc rắn
– Tiêm dưới da xung quanh vết rắn cắn dung dịch KMnO4 1% (vô trùng) 10ml.
– Truyền tĩnh mạch dung dịch NaCl 9%o: 1500-2000ml.
– Tiêm huyết thanh kháng uốn ván SAT 1500 đơn vị dưới da và anatoxin 2ml cũng tiêm dưới da, ở vị trí khác và bằng một bơm tiêm khác.
– Kháng sinh: penicillin, streptomycin…
– Trợ tim mạch: long não, coramin, uống nước chè nóng.
– Chống sốc và dị ứng: Depersolon 30mg x 1-2 ống tiêm tĩnh mạch.
– Nếu có tan huyết: truyền máu, vitamin C, Ca gluconat tiêm tĩnh mạch.
– Nếu ngạt: thở oxy, hô hấp hỗ trợ.
Nọc Colubridae giải phóng nhiều histamin trong cơ thể, phải chống dị ứng: tiêm pipolphen, promethazin…
– Nếu nạn nhân đau nhiều: cho thuốc giảm đau nhưng không dùng các loại opi vì có thể ức chế trung tâm hô hấp.
Benh.vn