Hàng năm, vào mùa nắng nóng cao điểm của tiết trời tháng 6, khi tiếng ve kêu râm ran, hoa phượng đỏ rực trên các con phố nhỏ là thời điểm báo hiệu mùa thi bắt đầu. Tuy nhiên, gánh nặng tâm lý của kỳ thi khiến các con lo lắng, mất ăn, mất ngủ…gây ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thi cử. Vậy, làm thế nào giúp các con đạt kết quả tốt nhất? Bên cạnh vấn đề tâm lý thì việc chăm sóc sức khỏe cho con như thế nào là phù hợp?
Chuẩn bị tâm lý cho con
Không suy nghĩ quá nhiều về việc thi cử
Tâm lý chung:
+ Tâm trạng căng thẳng gây tâm lí tiêu cực, chán nản và luôn hoài nghi về bản thân.
Tạo tâm lý thoải mái cho con trước kỳ thi (Ảnh minh họa)
Phương pháp:
+ Đông viên con nghỉ ngơi, những thứ lan man, tiêu cực vứt bỏ (cố gắng không nghĩ tới).
+ Không suy nghĩ về một vấn đề nào đó quá nhiều.
+ Lập ra một thời gian biểu khoa học: thời gian học, nghỉ ngơi, chơi thể thao, nghe nhạc…(mục đích lấy lại thăng bằng, cảm xúc chi phối thời gian bởi những công việc khác).
Nắm rõ thế mạnh và điểm yếu của bản thân
Tâm lý chung (thường có hai trạng thái):
+ Lo lắng (có phần tự ti) về khả năng của bản thân.
+ Chủ quan, tự mãn coi việc thi cử là bình thường (gặp ở những học sinh có học lực khá, giỏi).
Phương pháp:
+ Bản thân cần xác định rõ được những điểm mạnh và hạn chế của mình trong từng môn học, qua đó lựa chọn trường phù hợp.
+ Tham khảo ý kiến của các thầy cô, cha mẹ, người đã đi trước để có được những lời khuyên hiệu quả.
Nắm rõ thế mạnh và điểm yếu của bản thân (Ảnh minh họa)
Không dao động bởi những ý kiến xung quanh
Tâm lý chung:
+ Thông thường các em dễ bị dao động bởi ý kiến xung quanh (trường A dễ xin việc khi ra trường, trường B điểm chuẩn cao, khả năng đỗ thấp…) dẫn đến mất phương hướng, mất niềm tin với những gì mình đã lựa chọn.
Phương pháp:
+ Hãy làm đúng những gì mình muốn, đó là niềm tin và động lực để chúng ta vượt qua tất cả.
Xác định mọi việc đều có thể xảy ra
Tâm lý chung:
+ Căng thẳng, lo lắng.
+ Sợ thi trượt.
Phương pháp:
+ Chuẩn bị ôn thi thật kỹ, làm bài tốt nhất trong khả năng có thể.
+ Xác định việc xấu nhất có thể xảy ra (để không bị suy sụp, gục ngã).
Sắp xếp kế hoạch học tập và nghỉ ngơi cụ thể
Tâm lý chung:
+ Bồn chồn, lo lắng.
+ Ăn ít, ngủ ít…
+ Căng thẳng gây rối loạn tiêu hóa
Sắp xếp kế hoạch học tập và nghỉ ngơi hợp lý
Phương pháp:
+ Sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi điều độ, hợp lý.
+ Không cố ôm đồm, học nhồi nhét cả ngày lẫn đêm (thức đêm khiến cho não bộ mệt mỏi, không tiếp thu được thông tin, cơ thể suy nhược, mệt mỏi).
+ Cần phải được động viên kịp thời để làm giảm bớt căng thẳng tâm lý, giúp trẻ tránh được những rối loạn tiêu hóa gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Lên kế hoạch ôn tập khoa học
+ Sắp xếp thời gian biểu ôn tập một cách khoa học, hợp lý.
+ Học đều các môn trong chương trình thi.
+ Không học quá sức, thức quá khuya hay dậy quá sớm (đồng hồ sinh học bị rối loạn gây mệt mỏi do thiếu ngủ).
Lưu ý:
+ Tìm cách “giảm áp lực” hoặc “thay đổi không khí” bằng các hoạt động thể thao, đi chơi, xem phim…
+ Hướng dẫn con tránh tình trạng hoảng loạn trước giờ thi bằng cách: hít thở sâu, đếm từ 1 đến 30, xoa nhẹ 2 bên thái dương…
Chăm sóc dinh dưỡng đúng cách
Mục đích:
+ Đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
+ Tăng cường những đồ ăn tác động tới não, giảm lo lắng, stress…
Tăng cường món ăn tác động tới não, giảm lo lắng, stress cho mùa thi
Phương pháp:
+ Bổ sung chế độ ăn giàu năng lượng gồm: thịt gà, thịt lợn, cá, tôm, cua…
+ Tăng cường các loại rau xanh, củ quả: rau dền, ngót, cải xanh, củ cải, cà rốt, bí đao…
+ Uống sữa 2 đến 3 ly mỗi ngày.
Lưu ý:
+ Tăng cường các món ăn có nguồn gốc từ thịt gà vì thịt gà chứa nhiều protein, axit amin thiết yếu có tác động tích cực tới não, giúp phấn chấn tinh thần, giảm lo lắng, stress, cải thiện huyết áp và nhịp tim…
+ Trước giờ thi không nên cho các con ăn quá no (ăn quá no khiến não và thần kinh làm việc không tốt).
Lời kết
Thi tốt nghiệp cấp III, thi đại học là khoảng thời gian đặc biệt quan trọng, một dấu ấn không thể quên trong cuộc đời mỗi con người. Tuy nhiên, do áp lực thi cử, sự lo lắng thái quá…khiến nhiều bạn trẻ mất thăng bằng thậm trí mất trí, hoảng loạn.
Đây là gánh nặng tâm lý mà bất kỳ bạn trẻ nào cũng gặp phải. Vì vậy, để giúp con thoát khỏi áp lực thi cử, cha mẹ cần tạo cho con những khoảng trống tinh thần cần thiết, cùng con sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi hợp lý: không thức đêm hoặc dậy quá sớm để học bài…và đặc biệt là không gây sức ép đối với con. Bên cạnh đó, cha mẹ cần bổ sung những thực phẩm giúp tinh thần hưng phấn, giảm lo lắng, stress rất tốt cho não bộ như: thịt gà, tôm, cá….
Trong trường hợp kết quả thi không được như mong đợi, cha mẹ cần chia sẻ, động viên con, nhắc con tập trung cao độ cho các môn thi tiếp theo vì tất cả vẫn còn ở phía trước…
Hải Yến – Benh.vn