Viêm phổi cộng đồng hay còn gọi là viêm phổi mắc phải tại cộng đồng là nhiễm khuẩn cấp tính (dưới 14 ngày) gây tổn thương nhu mô phổi, kèm theo các dấu hiệu ho, khó thở nhịp thở nhanh và rút lõm lồng ngực, đạu ngực… Các triệu chứng này thay đổi theo tuổi (Khuyến cáo 5.1 – Phụ lục 1)
Mục lục
Đại cương
Viêm phổi cộng đồng ở trẻ em là bệnh lý phổ biến có tỷ lệ mắc và tử vong cao, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.
Theo thống kê của WHO (năm 2000) trung bình mỗi trẻ mắc 0,28 đợt/trẻ/năm.(9) (Bảng II.2).
Bảng II.2. Tỷ lệ mới mắc viêm phổi cộng đồng hàng năm ở trẻ < 5 tuổi theo khu vực trên thế giới (WHO)
Địa dư | Số trẻ < 5 tuổi (triệu) | Tỷ lệ mới mắc (Đợt/trẻ/năm) | Số trẻ mắc /năm (triệu) |
Châu Phi | 105,62 | 0,33 | 35,13 |
Châu Mĩ | 75,78 | 0,10 | 7,84 |
Trung Đông | 69,77 | 0,28 | 19,67 |
Châu Âu | 51,96 | 0,06 | 3,03 |
Đông Nam châu Á | 168,74
|
0,36
|
60,95
|
Tây Thái Bình Dương | 133,05
|
0,22
|
29,07
|
Các nước đang phát triển | 523,31
|
0,29
|
151,76
|
Các nước phát triển | 81,61
|
0,05
|
4,08
|
Như vậy ở các nước đang phát triển có tỷ lệ mắc cao gấp 5 lần các nước phát triển.
Nếu chọn 15 nước có tỷ lệ mắc viêm phổi hàng năm cao nhất thì đứng hàng đầu là Ấn Độ, Trung Quốc và Pakistan. Việt Nam đứng thứ 9 (9) (Bảng II.3).
Ước tính tử vong do viêm phổi ở trẻ em < 5 tuổi trên thế giới là 0,26 trẻ/1000 trẻ sơ sinh sống. Như vậy hàng năm có khoảng 1,8 triệu trẻ tử vong do viêm phổi (không kể viêm phổi sơ sinh: Ước tính khoảng 300.000 trẻ sơ sinh viêm phổi tử vong hàng năm) (15).
Sau đây là bảng thống kê 15 nước có tỷ lệ mắc và tử vong do viêm phổi cao nhất (Bảng II.3 và Bảng II.4).
Bảng II.3. 15 nước có số trẻ mắc viêm phổi cao nhất
Tên nước | Số trẻ mới mắc (triệu) | Tỷ lệ đợt/trẻ/năm |
Ấn Độ
Trung Quốc Pakistan Bangladesh Nigeria Indonesia Ethiopia CHDCND Congo Việt Nam Philippines Sudan Afganistan Tanzania Myanma Brazil
|
43,0
21,1 9,8 6,4 6,1 6,0 3,9 3,9 2,9 2,7 2,0 2,0 1,9 1,8 1,8
|
0,37
0,22 0,41 0,41 0,34 0,28 0,35 0,39 0,35 0,27 0,48 0,45 0,33 0,43 0,11
|
Bảng II.4. 15 nước có số trẻ tử vong do viêm phổi cao nhất
Tên nước | Số trẻ tử vong (nghìn) | Tỷ lệ tử vong/ 10.000 trẻ |
Ấn độ
Nigeria CHDCND Congo Ethiopia Pakistan Afganistan Trung Quốc Bangladesh Angola Nigeria Uganda Tanzania Mali Kenya Bunkina Faso
|
408
204 126 112 91 87 74 50 47 46 38 36 32 30 25
|
32,2
84,7 110,1 84,6 48,1 185,9 8,6 26,6 157,1 173,9 67,6 52,6 147,8 50,3 99,4
|
Ở Việt Nam theo thống kê của các cơ sở y tế viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu mà trẻ em đến khám và điều trị tại các bệnh viện và cũng là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong số tử vong ở trẻ em.
Theo số liệu báo cáo năm 2004 của UNICEF và WHO thì nước ta có khoảng 7,9 triệu trẻ < 5 tuổi và với tỷ lệ tử vong chung là 23‰ thì mỗi năm có khoảng 38.000 trẻ tử vong trong đó viêm phổi chiếm 12% trường hợp. Như vậy mỗi năm có khoảng 4500 trẻ < 5 tuổi tử vong do viêm phổi (5)
NGUYÊN NHÂN
Vi khuẩn
Nguyên nhân thường gặp gây viêm phổi ở trẻ em đặc biệt ở các nước đang phát triển là vi khuẩn. Vi khuẩn thường gặp nhất là Streptococcus pneumoniae (phế cầu) chiếm khoảng 30 – 35% trường hợp. Tiếp đến là Hemophilus influenzae (khoảng 10 – 30%), sau đó là các loại vi khuẩn khác (Branhamella catarrhalis, Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogens…) (5,16).
– Ở trẻ nhỏ < 2 tháng tuổi còn có thể do các vi khuẩn Gram âm đường ruột như Klebsiella pneumoniae, E. coli, Proteus…
– Ở trẻ lớn 5 – 15 tuổi có thể do Mycoplasma pneumoniae, Clammydia pneumoniae, Legionella pneumophila…(thường gây viêm phổi không điển hình)
Virus
Những virus thường gặp gây viêm phổi ở trẻ em là virus hợp bào hô hấp (Respiratory Syncitral virus = RSV), sau đó là các virus cúm A,B, á cúm Adenovirus, Metapneumovirus, Severe acute Respiratory Syndrome = SARS). Nhiễm virus đường hô hấp làm tăng nguy cơ viêm phổi do vi khuẩn hoặc có thể kết hợp viêm phổi do virus và vi khuẩn (tỷ lệ này vào khoảng 20 – 30%).
Ký sinh trùng và nấm
Viêm phổi ở trẻ em có thể do Pneumocystis carinii, Toxoplasma, Histoplasma, Candida spp…
CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán viêm phổi cộng đồng ở trẻ em chủ yếu dựa vào dấu hiệu lâm sàng kết hợp X-quang phổi và một số xét nghiệm khác nếu có điều kiện.
Dựa vào lâm sàng
Theo ngiên cứu của TCYTTG viêm phổi cộng đồng ở trẻ em thường có những dấu hiệu sau: (Khuyến cáo 5.1 – Phụ lục 1).
– Sốt: Dấu hiệu thường gặp nhưng độ đặc hiệu không cao vì sốt có thể do nhiều nguyên nhân. Sốt có thể có ở nhiều bệnh, chứng tỏ trẻ có biểu hiện nhiễm khuẩn trong đó có viêm phổi.
– Ho: Dấu hiệu thường gặp và có độ đặc hiệu cao trong các bệnh đường hô hấp trong đó có viêm phổi
– Thở nhanh: Dấu hiệu thường gặp và là dấu hiệu sớm để chẩn đoán viêm phổi ở trẻ em tại cộng đồng vì có độ nhạy và độ đặc hiệu cao (Khuyến cáo 5.1 – Phụ lục 1). Theo TCYTTG ngưỡng thở nhanh của trẻ em được quy định như sau:
- Đối với trẻ < 2 tháng tuổi: ≥ 60 lần/phút là thở nhanh.
- Đối với trẻ 2 – 12 tháng tuổi: ≥ 50 lần/phút là thở nhanh.
- Trẻ từ 1 – 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút là thở nhanh.
Cần lưu ý: Đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên hoặc lúc ngủ, phải đếm trọn 1 phút. Đối với trẻ < 2 tháng tuổi phải đếm 2 lần vì trẻ nhỏ thở không đều, nếu cả 2 lần đếm mà nhịp thở đều ≥ 60 lần/phút thì mới có giá trị.
– Rút lõm lồng ngực: Là dấu hiệu của viêm phổi nặng. Để phát hiện dấu hiệu này cần nhìn vào phần dưới lồng ngực (1/3 dƣới) thấy lồng ngực lõm vào khi trẻ thở vào. Nếu chỉ phần mềm giữa các xương sườn hoặc vùng trên xương đòn rút lõm thì chưa phải rút lõm lồng ngực.
Ở trẻ < 2 tháng tuổi nếu chỉ rút lõm nhẹ thì chưa có giá trị vì lồng ngực ở trẻ nhỏ lứa tuổi này còn mềm, khi thở bình thường cũng có thể hơi bị rút lõm. Vì vậy ở lứa tuổi này khi rút lõm lồng ngực mạnh (lõm sâu và dễ nhìn thấy) mới có giá trị chẩn đoán (8).
– Ran ẩm nhỏ hạt: Nghe phổi có ran ẩm nhỏ hạt là dấu hiệu của viêm phổi tuy nhiên độ nhạy thấp so với viêm phổi được xác định bằng hình ảnh X-quang.
Hình ảnh X-quang phổi
Chụp X-quang phổi là phương pháp để xác định các tổn thương phổi trong đó có viêm phổi. Tuy nhiên không phải các trƣờng hợp viêm phổi được chẩn đoán trên lâm sàng nào cũng có dấu hiệu tổn thương trên phim X-quang phổi tương ứng và ngược lại. Vì vậy không nhất thiết các trường hợp viêm phổi cộng đồng nào cũng cần chụp X-quang phổi mà chỉ chụp X-quang phổi khi cần thiết (trường hợp viêm phổi nặng cần điều trị tại bệnh viện) (Khuyến cáo 5.2 – Phụ lục 1).
Các xét nghiệm cận lâm sàng khác (nếu có điều kiện):
Cấy máu, cấy dịch tỵ hầu, đờm, dịch màng phổi, dịch khí – phế quản qua ống nội khí quản, qua nội soi phế quản để tìm vi khuẩn gây bệnh, làm kháng sinh đồ; xét nghiệm PCR tìm nguyên nhân virus, nguyên nhân gây viêm phổi không điển hình như M. pneumoniae, Chlamydia…
– Các xét nghiệm này chỉ có thể làm được tại các bệnh viện có điều kiện. (Khuyến cáo 5.4 và khuyến cáo 5.5 – Phụ lục 1)
Theo hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh mới nhất của Bộ Y tế