Sỏi thận và sỏi tiết niệu có thể có nhiều biểu hiện bệnh giống các bệnh lý khác nên việc chẩn đoán chỉ qua thăm khám chưa chắc đã chính xác. Để chẩn đoán chính xác sỏi thận và sỏi tiết niệu, người bệnh nên tới thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa.
Mục lục
Biểu hiện của bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu
Biểu hiện của sỏi thận, sỏi tiết niệu khá đa dạng tùy thuộc vào: vị trí sỏi, độ to nhỏ, các biến chứng do sỏi, loại sỏi.
Tiền sử của các bệnh nhân sỏi thận, sỏi tiết niệu
Thông thường bệnh nhân có sỏi thận, sỏi tiết niệu có tiền sử đái ra sỏi hoặc nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát nhiều lần (đái buốt, đái rắt, đái đục, đái mủ).
Biểu hiện Đau của bệnh nhân sỏi thận, sỏi tiết niệu
- Cơn đau quặn thận: đau dữ dội, khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản, xuống phía gò mu. Có thể đau xuyên ra hông, lưng. Có khi buồn nôn, nôn. Do sỏi di chuyển từ đài, bể thận xuống niệu quản -> tăng áp lực trong lòng niệu quản, co thắt niệu quản.
- Đau âm ỉ: sỏi vừa hay sỏi lớn ở bể thận.
- Cơn đau êm dịu hơn: khi sỏi niệu quản rất nhỏ di chuyển.
- Đau hông lưng: có thể do ứ nước bể thận do sỏi trung bình ở bể thận và sỏi to ở niệu quản -> tắc nghẽn niệu quản.
- Đau hông lưng âm ỉ: có thể biểu hiện VTBT cấp do sỏi.
- Đau kèm theo bí đái: có thể do sỏi chít tắc ở cổ bàng quang hoặc lọt ra niệu đạo.
Đái máu trong sỏi thận, sỏi tiết niệu
Có thể đại thể hay vi thể. Là biến chứng thường gặp, nhất là khi sỏi đang di chuyển trong niệu quản. Đái buốt, đái rắt, đái mủ: là biểu hiện nhiễm khuẩn tiết niệu.
Các dấu hiệu khác khi bị sỏi thận, sỏi tiết niệu
- Sốt: sốt cao, rét run + đau hông lưng + đái buốt, đái rắt, đái mủ -> VTBT cấp.
- Các dấu hiệu tắc nghẽn đường bài niệu: Đái tắc từng lúc, đái ngập ngừng: sỏi bàng quang, đái tắc hoàn toàn: sỏi niệu đạo.
- Thận to: ứ nước bể thận do sỏi niệu quản hoặc sỏi bể thận ở chỗ đổ ra niệu quản.
Các xét nghiệm chẩn đoán sỏi thận, sỏi tiết niệu
Chẩn đoán hình ảnh sỏi thận, sỏi tiết niệu
Chụp bụng không chuẩn bị: phát hiện sỏi cản quang ở bể thận, đài thận. niệu quản, bàng quang.
Chụp UIV
Chỉ định:
- Xác định vị trí sỏi cản quang.
- Phát hiện sỏi không cản quang
- Đánh giá được chức năng thận từng bên
- Đánh giá hình dáng số lượng đài bể thận niệu quản, các bất thường dị dạng của đường tiết niệu.
Chống chỉ định chụp UIV: Suy thận nặng, THA ác tính, đang có tình trạng mất nước, giảm thể tích, thận ứ nước nhiều.
Chụp thận ngược dòng (UPR)
Chỉ định:
- Khi có tình trạng tắc nghẽn, phim chụp thường chụp UIV không phát hiện được sỏi, thận không ngấm thuốc do tình trạng tắc nghẽn.
- Khi có chống chỉ định chụp UIV
Chống chỉ định: Nhiễm khuẩn tiết niệu cấp, chấn thương niệu đạo bàng quang
Chụp bể thận, niệu quản qua da – qua bể thận
Khi có tình trạng tắc nghẽn rõ mà có chống chỉ định chụp UPR, hoặc làm UPR bị thất bại.
Siêu âm:
- Phát hiện sỏi bể thận và một số sỏi niệu quản (đoạn đầu và đoạn cuối).
- Cho biết kích thước thận, số lượng thận niệu quản, bất thường dị dạng của đường tiết niệu
- Tình trạng nhu mô thận (xơ hóa), tình trạng đài bể thận (giãn).
Soi bàng quang: phát hiện sỏi bàng quang, tình trạng viêm niêm mạc bàng quang.
Xét nghiệm khác
Nước tiểu: Protein niệu, TB niệu, VK niệu
Máu: Ure, creatinin, ĐGĐ, acid uric.
MLCT
Các xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân và biến chứng chỉ định tuỳ từng TH lâm sàng cụ thể: thăm dò tuyến cận giáp,acid uric niệu, cystin niệu…