Chẩn đoán và điều trị và phòng ngừa viêm gan A
1. Chẩn đoán viêm gan A
Chẩn đoán nhiễm hav dựa trên kết quả đo kháng thể đặc hiệu trong máu bệnh nhân Globulin miễn dịch M (IgM) đặc hiệu cho HAV được tạo ra ở giai đoạn đầu lây nhiễm và tăng cao trong máu sau 4-6 tuần, sau đó giảm xuống và không còn phát hiện thấy sau 3-6 tháng. Ở giai đoạn này men gan trở lại bình thường trong phần lớn trường hợp.
Kháng thể IgM đặc hiệu của HAV sẽ được thay thế bởi IgG có vai trò bảo vệ lâu dài ngăn ngừa sự tái nhiễm HAV. Hai xét nghiệm máu tìm kháng thể để chuẩn đoán nhiễm HAV là IgM (Anti HAV-IgM: dương tính trong huyết thanh) và kháng thể đặc hiệu toàn phần kháng (Anti HAV). Nếu kết quả xét nghiệm chỉ dương tính với anti-HAV thì không thể phân biệt được lây nhiễm mới mắc phải hay đã từng mắc trước đó; nếu Anti HAV-IgM dương tính thì có thể xác định được bệnh nhân đang bị nhiễm cấp tính. Anti HAV có thể dùng để xác định tình trạng miễn dịch sau khi tiêm vaccine.
2. Điều trị viêm gan A
Hiện nay, chưa có cách điều trị chuyên biệt khi nhiễm HAV và các thuốc kháng virus chỉ có hiệu quả giới hạn. Bệnh nhân chỉ cần thực hiện các lời khuyên sau:
– Bệnh thường nhẹ, chỉ cần nâng đỡ thể trạng, nghỉ ngơi, tránh những thức uống có cồn có thể làm tổn hại cho gan.
– Khẩu phần dinh dưỡng nhiều đạm.
– Có thể dùng sinh tố, thuốc chống ói nếu cần.
Lưu ý: Bệnh nhân chỉ nhập viện nếu bị mất nước quá nhiều do nôn ói và chán ăn.
3. Phòng ngừa
– Bệnh lây qua ăn uống nên vấn đề vệ sinh thực phẩm, vệ sinh cá nhân rất quan trọng
– Hiện nay đã có vaccin ngừa viêm gan A rất hiệu quả.
– Đối với những vùng có nguy cơ cao như khu du lịch nước ngoài, các nước Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ la Tinh, những nơi có trẻ nhỏ mắc với số lượng trung bình, cần phải tiêm vaccin để phòng. Vaccin cũng có thể được dùng sau phơi nhiễm nếu được tiến hành nhanh chóng.
Benh.vn