Doping là loại chất kích thích thường được vận động viên sử dụng khi tham gia các cuộc thi thể thao. Tuy nhiên, việc sử dụng doping không chỉ ảnh hưởng đến đạo đức và danh dự quốc gia của các vận động viên, mà còn có những tác động tiêu cực đối với sức khỏe, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Những tác hại của doping đối với sức khỏe là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu để nhận thức rõ hơn về vấn đề này.
Mục lục
Tìm hiểu về chất doping
Doping là tên gọi chung của các chất kích thích bị cấm trong thi đấu thể thao. Nhìn chung, các loại chất này đều có tác dụng đẩy nhanh tốc độ tuần hoàn máu, tăng cường khối lượng máu chảy về tim, tăng thể lực, sự tập trung cho các vận động viên…
Doping gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của vận động viên bởi các tác dụng phụ của nó.
Doping là chất kích thích bị cấm trong thi đấu thể thao (Ảnh minh họa)
Các dạng doping
Có 03 dạng doping chủ yếu hiện nay đang được sử dụng.
- Doping máu (tăng cường vận chuyển oxy qua hồng cầu) như: ESP (Erythropoetin), NESP (Darbapoetin)… NESP mạnh gấp 10 lần ESP và có tác dụng trong 10 ngày.
- Doping cơ (tăng cường sức mạnh của cơ do tăng cường sản sinh hormôn), thường dùng cho các vận động viên điền kinh, xe đạp, cử tạ, vật, đẩy tạ, bóng đá…
- Doping thần kinh (ngăn chặn điều khiển và phản hồi cơ bắp tới hệ thần kinh), làm cho cơ thể không bắt buộc phải nghỉ khi mệt.
Nhóm các chất dùng trong doping
Các chất sử dụng trong Doping với mục đích tăng cường sức khỏe, sức bền hiện nay có nhiều loại, tuy nhiên tập trung vào những loại chính sau đây.
- Nhóm chất kích thích hệ thần kinh trung ương.
- Nhóm chất giãn mạch, hạ huyết áp và trợ tim.
- Nhóm thuốc nội tiết tố và hormon steroid tăng biến dưỡng (anabolisantsteroid).
- Nhóm thuốc giảm đau, gây nghiện.
- Nhóm thuốc lợi tiểu…
Doping kích thích lên hệ thần kinh trung ương, giảm đau, gây nghiện…(Ảnh minh họa)
Chất kích thích
- Amineptin.
- Amiphenazole.
- Amphetamines.
- Bromantan, caffeine…
Chất giảm đau gây nghiện
- Morphin.
- Buprenorphine.
- Methadone.
- Pethidine, diamorphine (heroin)…
Chất tăng đồng hoá
- Nandrolone.
- Clostebol.
- Metandienone, stanozolol…
Chất lợi tiểu
- Bumetanide.
- Acetazolamide.
- Chlortalidone, etarynic acid…
Các phương pháp doping
- Truyền máu hoặc các chế phẩm tương tự chứa hồng cầu (mục đích làm tăng lượng hồng cầu trong máu vận động viên).
- Sử dụng ozon.
- Các phương pháp lý hóa (sử dụng các biện pháp làm sai lệch kết quả xét nghiệm mẫu nước tiểu bằng cách sử dụng các chất ức chế bài tiết thận).
- EPO nhân tạo (sử dụng hormone kích thích sản sinh hồng cầu).
Phương pháp sử dụng EPO nhân tạo (Ảnh minh họa)
Chất doping ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào
- Gây mệt mỏi, khó chịu.
- Nữ nổi mụn, mọc râu, mọc lông, rối loạn kinh nguyệt.
- Nam có nguy cơ bị teo tinh hoàn, tinh dịch giảm có thể dẫn đến liệt dương.
- Gây tiểu đường, suy tim, suy thận, ung thư gan.
- Gây tán huyết, sốt, nổi mẩn ngứa, suyễn nặng, nhiễm khuẩn gan, hoặc nhiễm HIV.
- Gây nghẽn mạch máu, đột quỵ….thậm chí tử vong.
Nữ nổi mụn, mọc râu, mọc lông…khi sử dụng doping (Ảnh minh họa)
Lời kết về việc sử dụng Doping
Sử dụng doping giúp vận động viên tăng sức mạnh cơ bắp tạm thời, đạt thành tích cao trong thi đấu. Hiện nay, có khoảng 190 chất bị cấm nằm trong danh mục doping. Các chất doping bao gồm: chất kích thích, thuốc giảm đau gây nghiện, thuốc tăng đồng hóa, thuốc lợi tiểu, các hormone peptide và đồng đẳng… Ngoài ra, một số chất kích thích quen thuộc như rượu, bia, thuốc gây tê tại chỗ… cũng bị liệt vào danh sách các chất doping.
Khi sử dụng doping sẽ dẫn đến các phản ứng phụ: nữ nổi mụn, mọc râu, mọc lông và rối loạn kinh nguyệt, nam có nguy cơ bị teo tinh hoàn, tinh dịch giảm và có thể dẫn đến liệt dương, có loại doping dẫn đến suy tim, suy thận, ung thư gan… Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của các vận động viên không nên sử dụng doping khi tham gia thi đấu