Chất gây nghiện là chất làm cho con người sử dụng nó một vài lần sẽ bị lệ thuộc vào nó cả về thể chất lẫn tinh thần.
Mục lục
1. Chất gây nghiện là gì
Không có định nghĩa chính xác duy nhất nào về chất gây nghiện vì có nhiều giải thích khác nhau trong luật quy định về chất gây nghiện. Tuy nhiên ta có thể hiểu nôm na về chất gây nghiện là bất kỳ chất nào khi hấp thụ vào cơ thể có khả năng làm thay đổi về thể chất của cơ hoặc tâm lý. Chất gây nghiện có thể ở thể rắn (Khat), thể lỏng (rượu) hoặc thể hơi (chất hít hơi). Chất gây nghiện là chất làm cho con người sử dụng nó một vài lần sẽ bị lệ thuộc vào nó cả về thể chất lẫn tinh thần.
Thuốc cũng là một loại chất gây nghiện. Trong dược lý học, thuốc là “một loại hóa chất được sử dụng trong điều trị, chữa bệnh, phòng chống, chẩn bệnh hoặc sử dụng để tăng cường thể chất hoặc tâm thần cho con người nếu không thể dùng cách khác. Thuốc có thể được kê đơn sử dụng trong một thời gian hạn chế, hoặc cho các trường hợp rối loạn mãn tính thông thường.
Thuốc thường được phân biệt với các chất hóa sinh tạo ra trong cơ thể qua việc được đưa vào từ bên ngoài. Ví dụ, insulin là một hormon được tổng hợp trong cơ thể, nó được gọi là hormon vì được tổng hợp bởi các tuyến tụy. Nhưng nếu nó được đưa vào cơ thể từ bên ngoài, lúc này nó sẽ là một loại thuốc.
2. Danh mục thuốc gây nghiện Bộ y tế
DANH MỤC THUỐC GÂY NGHIỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3033/1999/QĐ-BYT ngày 09/7/1999 của Bộ trưởng Bộ y tế)
Tên Quốc Tế | Tên Quốc Tế |
1. Acetyldihydrocodein
2. Alfentanil 3. Alphaprodin 4. Anileridin 5. Bezitramid 6. Butorphanol 7. Ciramadol 8. Cocain 9. Codein 10. Dextromoramid 11. Dextropropoxyphen 12. Dezocin 13. Difenoxin 14. Dihydrocodein 15. Dipipanon 16. Drotebanol 17. Ethyl Morphin 18. Fentanyl 19. Hydromorphon 20. Ketobemidon 21. Levomethadon |
22. Leva hanol
23. Meptazino1 24. Methadon 25. Morphin 26. Myrophin 27. Na1buphin 28. Nicocodin 29. Nicodicodin 30. Nicomorphin 31. Norcodein 33. Oxycodon 34. Oxymorphon 35. Pethidin 36. Phenazocin 37. Pholcodin 38. Piritramid 39. Propiram 40. Sufentanil 41. Thebacon 42. Tonazocin Mesylat 43. Tramadol |
DANH MỤC THUỐC GÂY NGHIỆN Ở DẠNG PHỐI HỢP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2033/1999/QĐ-BYT ngày 09/7/1999 của Bộ trưởng Bộ y tế)
STT | Tên nguyên liệu thuốc gây nghiện | Hàm lượng tính theo dạng bazơ trong 1 đơn vị sản phẩm đã chia liều (Tính theo mg) | Nồng độ % tính theo dạng bazơ trong sản phẩm chưa chia liều |
1 | ACETYL DIHYDROCODEIN | 100 | 2,5 |
2 | COCAIN | 0,1 | |
3 | CODEIN | 100 | 2,5 |
4 | DEXTROPROPOXYPHEN | 135 | 2,5 |
5 | DEFENOXIN | Không quá 0,5 mg Difennoxylat và với ít nhất 0,025 mg Atropin Sulfat trong 1 đơn vị sản phẩm đã chia liều | |
6 | DEFENOXYLAT | Không quá 2,5 mg Difenoxylat và với ít nhất 0,025 mg Atropin Sulfat trong 1 đơn vị sản phẩm đã chia liều | |
7 | DIHYDROCODEIN | 100 | 2,5 |
8 | ETHYL MORPHIN | 100 | 2,5 |
9 | NHỰA THUỐC PHIỆN | 1 mg tính theo Morphin bazơ 7 | 2,5 |
10 | NICOCODIN | 100 | 2,5 |
11 | NICOCDICODEIN | 100 | 2,5 |
12 | NORCODEIN | 100 | 2,5 |
13 | PHOLCODIN | 100 | 2,5 |
14 | PROPIRAM | 100 | 2,5 |
3. Các loại chất gây nghiện
Chất gây nghiện giảm trì thần kinh (Depressant drug)
Là loại chất gây nghiện có tác dụng làm chậm (giảm trì) các chức năng của cơ thể, kể cả những tín hiệu gửi tới và gửi đi từ não bộ. Chất gây nghiện giảm trì thần kinh bao gồm rượu, cần sa và ‘benzodiazepines’ (thuốc an thần loại nhẹ).
Chất gây nghiện gây Ảo giác (Hallucinogenic drug)
Là loại chất gây nghiện ảnh hưởng đến sự cảm nhận của cá nhân. Người sử dụng chất gây ảo giác có thể nhìn thấy hoặc nghe được những điều không có thực, hoặc có thể nhìn thấy những điều này theo cách méo mó. ‘Ketamine’, ‘LSD’, “magic mushrooms” và cần sa là những chất gây ảo giác.
Chất gây ngủ (Narcotic)
Bất cứ chất nào có khả năng làm cho con người ngủ hoặc trở nên ngầy ngật, hay bớt đau, giác quan bớt nhạy bén hoặc bị bất tỉnh.
Chất gây nghiện tác động thần kinh (Psychoactive drug)
Chất gây nghiện ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của cơ thể. Chất gây nghiện loại này tác động lên não bộ và có thể ảnh hưởng đến cách suy nghĩ, cảm nhận hoặc cư xử của một người.
Chất gây nghiện kích thích (Stimulant drug)
Là loại chất gây nghiện làm tăng tốc các chức năng của cơ thể, kể cả những tín hiệu gởi tới và gởi đi từ não bộ. Chất gây nghiện kích thích có thể làm cho người sử dụng cảm thấy tỉnh táo, lanh lợi hoặc tự tin hơn. Cafein, nicôtin, ‘amphetamines’, cocain và ‘ecstasy’ là ví dụ của những chất gây nghiện kích thích.
Chất gây nghiện tiêu khiển
Nhiều chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên như các loại bia, rượu và một số loại nấm làm mờ ranh giới giữa thực phẩm và chất gây nghiện tiêu khiển, vì khi được hấp thu vào cơ thể chúng ảnh hưởng đến chức năng tinh thần và thể chất. Một số chất gây nghiện thường đươc xem chất kích thích như DMT (Dimethyltryptamine), ngoài việc được tạo ra bằng cách tổng hợp, cơ thể con người cũng có tiết ra chất này.
Thuốc lá có nguồn gốc từ cây thuốc lá – là một trong những chất gây nghiện tiêu khiển bán chạy nhất thế giới.
Chất gây nghiện tiêu khiển được sử dụng như một loại chất kích thích tinh thần nhằm đem lại sự vui thích, để thử một trải nghiệm hoặc để củng cố trải nghiệm được xem là tích cực trước đó. Luật pháp quốc gia ngăn cấm việc sử dụng nhiều chất gây nghiện tiêu khiển khác nhau, trong khi đó, các loại thuốc y tế có khả năng sử dụng để giải trí đang được điều chỉnh chặt chẽ về phạm vi sử dụng.
Mặt khác, nhiều loại chất gây nghiện tiêu khiển khác được xem là hợp pháp và được chấp nhận một cách rộng rãi trong nền văn hóa, tuy nhiên ở một số nước luật pháp quy định độ tuổi sử dụng hoặc đối tượng được mua. Các chất này bao gồm rượu, thuốc lá, hạt trầu không và các sản phẩm có chất cafein.
4. Một số thuật ngữ khác
Quen thuốc (Drug dependence)
Khi một người bị nghiện chất gây nghiện, sau một thời gian sử dụng lâu dài hoặc với liều lượng mạnh, người này cảm thấy cần phải tiếp tục sử dụng chất gây nghiện này để có thể cảm thấy bình thường hay tránh bị những triệu chứng thiếu chất gây nghiện khó chịu.
Nghiện chất gây nghiện có thể có tính cách thể chất hoặc tâm lý hoặc cả hai.
Dung nạp (Tolerance)
Khả năng chịu đựng chất gây nghiện của cơ thể.
Tình trạng thiếu chất gây nghiện – Hội chứng cai thuốc (Withdrawal)
Nếu người nghiện ngưng sử dụng hay giảm bớt liều lượng chất gây nghiện, họ có thể bị những triệu chứng về thể chất vì cơ thể tìm cách thích nghi để hoạt động mà không có chất gây nghiện này. Mỗi loại chất gây nghiện khác nhau có những triệu chứng thiếu chất gây nghiện khác nhau nhưng có thể là trầm cảm, dễ cáu, chuột rút, buồn nôn, toát mồ hôi và khó ngủ.
Chất gây nghiện tác động thần kinh là loại đáng quan ngại nhất trong cộng đồng chúng ta vì chúng tác động lên não bộ và có thể thay đổi lối suy nghĩ, cảm nhận hoặc cư xử của một người.
Tại một số nước trên thế giới, những chất gây nghiện như Khat (lá nhai dùng như chất ma túy) rất phổ biến. Do tình trạng pháp lý của nhiều loại chất gây nghiện, việc sử dụng chất gây nghiện giải trí gây ra nhiều tranh cãi, nhiều chính phủ không nhận ra tác dụng tích cực khác của việc sử dụng chất gây nghiện lên tinh thần và xếp chúng vào loại hình sử dụng tiêu khiển bất hợp pháp.