Do ảnh hưởng của nền khí hậu nhiệt đới gió mùa nên số người mắc các bệnh về xương khớp khá nhiều. Bệnh xương khớp gây nhức nhối, đau đớn khiến bệnh nhân ăn không ngon, ngủ không yên, nhất là khi thời tiết thay đổi hoặc khi nhiệt độ xuống thấp dưới 10oC.
Mục lục
Để điều trị các bệnh về xương khớp, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ thì chế độ ăn uống hợp lý giúp tăng cường sức khỏe và giảm thiểu những khó chịu mà viêm khớp gây ra.
Vậy, chế độ ăn cho người bị bệnh xương khớp như thế nào?
Nguyên tắc chung
Chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc các bệnh về xương khớp cần cân bằng và đa dạng hóa việc thu nạp vitamin, khoáng chất, chất chống ôxy hóa và các chất dinh dưỡng khác.
Đối với những bệnh nhân thuộc nhóm thừa cân, béo phì duy trì chế độ ăn uống giảm cân. Ngược lại, người gầy yếu bị viêm đa khớp dạng thấp nên ăn nhiều bữa nhỏ để hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Đa dạng hóa thu nạp vitamin, khoáng chất, chất chống ôxy hóa và các chất dinh dưỡng cho người bị bệnh xương khớp
Nhóm thực phẩm cần thiết cho bệnh nhân xương khớp
Axit béo omega-3
Mục đích: Axit béo omega-3 có tác dụng giảm viêm khớp hỗ trợ hấp thụ chất dinh dưỡng và tăng cường chăm sóc sức khỏe.
Phương pháp
Bổ sung thực phẩm có chứa axit béo omega-3 gồm: cá bơn, cá trích, cá ngừ, cà hồi hồ, cá hồi, cá mòi, cá thu… Ngoài ra, axit béo omega-3 còn có trong dầu quả óc chó, dầu hạt cải, hạt lanh và dầu hạt lanh chứa các chất chuyển đổi thành các axit béo omega-3.
Trứng
Mục đích: Trứng là một sản phẩm hoàn hảo gồm nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho bệnh nhân xương khớp.
Phương pháp
Bổ sung trứng trong thực đơn hàng tuần (3 lần/tuần) với các món: trứng luộc, trứng rán đúc thịt, trứng hấp… để có một bộ xương khỏe mạnh.
Các loại rau củ quả
Mục đích: Rau củ quả có tác dụng cung cấp các loại vitamin, khoáng chất cần thiết giúp cơ thể và bộ xương khỏe mạnh.
Phương pháp
Bổ sung trong thực đơn các loại rau quả có màu xanh thẫm như súp lơ xanh, cải xoong, cải xanh; các loại có màu da cam như bí ngô và một số gia vị như hành và tỏi.
Ngũ cốc
Mục đích: Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.Ngoài ra, trong ngũ cốc còn chứa nhiều carbohydrate phức, mang lại nguồn năng lượng tuyệt vời cho người bệnh.
Phương pháp
Bổ sung các loại ngũ cốc như: gạo lứt, lúa mì, lúa mạch, bắp rang, và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt khác trong thực đơn.
Trà xanh và các loại trà thảo dược
Mục đích: Các loại trà này có tác dụng thanh lọc cơ thể, kháng viêm, tái tạo lớp sụn giữa các khớp xương, rất tốt cho người bị bệnh xương khớp.
Trà xanh, trà thảo dược có tác dụng kháng viêm, tái tạo lớp sụn giữa các khớp xương…
Phương pháp
Uống nước trà xanh hoặc trà thảo dược kết hợp với nước thanh thủy hàng ngày. Khuyến cáo những người bị bệnh xương khớp nên uống đủ 8 cốc nước mỗi ngày.
Những thực phẩm cần kiêng kỵ
- Các loại quả có hàm lượng đường cao như chuối, đào, cam, dứa, lê, dưa hấu…
- Cà phê (cà phê chứa cafein khiến cho bệnh khớp trở nên tồi tệ hơn).
- Bột mì khiến cho bệnh xương khớp tăng lên.
- Hạn chế ăn những thực phẩm có lượng muối cao.
Người bị bệnh xương khớp cần hạn chế uống cà phê
Lời kết
Bệnh viêm xương khớp đã trở thành vấn đề phổ biến gây đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi. Nguyên nhân dẫn đến các bệnh về xương khớp do: thừa cân béo phì, thiếu dinh dưỡng, thời tiết, môi trường…
Để khắc phục các hiện tượng do các bệnh về xương khớp gây nên, người bệnh cần áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường các nhóm thực phẩm chứa Axit béo omega-3, trứng, các loại rau củ quả, ngũ cốc, nước trà xanh… Ngoài ra, cần tập thể dục điều độ, vận động nhẹ nhàng khi đau nhức xương khớp.
Benh.vn