Mọi người đều truyền tai nhau rằng con người có số phận, điều này chưa ai giải thích được tuy nhiên chế độ ăn sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thì đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh.
Mục lục
- 1 1. Chế độ ăn giảm muối
- 2 2. Chế độ ăn giàu kali
- 3 3. Tăng lượng rau, trái cây, ngũ cốc cho các bữa ăn
- 4 4. Dùng dầu ăn thay vì dùng mỡ động vật để tránh chất béo bão hòa
- 5 5. Tránh thức ăn chế biến sẵn
- 6 6. Mua thịt và tự chế biến bằng đồ không có chất béo bão hòa và transfat
- 7 7. Tránh thức ăn và đồ uống có nhiều đường
- 8 8. Không sử dụng quá nhiều chất béo
- 9 9. Bạn có thể uống rượu với lượng rượu vừa phải
Bệnh tim mạch là bệnh mà chế độ ăn sẽ tác động ngay lập tức nếu bệnh nhân không kiêng khem theo chỉ định của bác sĩ.
1. Chế độ ăn giảm muối
Muối không thể thiếu đối với con người tuy nhiên với một số bệnh như tim mạch và bệnh huyết áp thì muối là kẻ thù số 1.
2. Chế độ ăn giàu kali
Thiếu kali làm ảnh hưởng tới huyết áp, gây rối loạn nhịp tim. Chế độ ăn bổ sung kali giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn. Các thức ăn giàu kali bao gồm chuối, cam, lê, mận chín…
3. Tăng lượng rau, trái cây, ngũ cốc cho các bữa ăn
Rau xanh giúp cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn, chúng cung cấp chất chống oxy hóa, canxi và axit béo bão hòa omega – 3 có tác dụng rất lớn trong việc điều hòa hoạt động hệ tim mạch, ngăn ngừa các mảng bám hình thành trong thành động mạch, là nguy cơ gây ra các bệnh về tim mạch.
4. Dùng dầu ăn thay vì dùng mỡ động vật để tránh chất béo bão hòa
Trong mỡ động vật chứa các chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe tim mạch, trong khi đó dầu ăn chứa nhiều chất béo không bão hòa tốt cho hệ tim mạch.
5. Tránh thức ăn chế biến sẵn
Thức ăn chế biến sẵn thường chứa rất nhiều muối. Chế độ ăn nhiều muối gây tăng huyết áp, giữ nước, phù,… không tốt cho tim.
6. Mua thịt và tự chế biến bằng đồ không có chất béo bão hòa và transfat
Mua thịt chưa chế biến. Bạn có thể chế biến an toàn bằng chất béo bão hòa và transfat.
7. Tránh thức ăn và đồ uống có nhiều đường
Quá nhiều đường là không tốt cho sức khỏe của trái tim của bạn. Trên thực tế, nó có hại hơn chất béo vì đường gây tổn thương cho động mạch và tim, làm tăng nguy cơ bị đau tim và bệnh tim mạch. Ngoài ra, nó cũng làm tăng mức insulin, kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, tăng nhịp tim và huyết áp.
8. Không sử dụng quá nhiều chất béo
Không dùng bơ kèm mayonaise khi chế biến thức ăn, bạn chỉ nên dùng một trong hai thứ này mà thôi.
9. Bạn có thể uống rượu với lượng rượu vừa phải
Để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bạn nên có một chế độ ăn nhiều rau, quả, cá ăn bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, đậu, củ, sữa chua… sử dụng chất béo không bão hòa (như dầu ôliu); ăn ít thịt, ít chất béo (bơ, dầu dừa, dầu cọ, thịt). Nên sử dụng một chút rượu đỏ trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Benh.vn (Theo hội tim mạch Việt Nam)