Mục lục
Chọn thực phẩm và chế biến thức ăn cho bé
Hầu hết trẻ thường biếng ăn khi bị ốm do cơ thể mỏi mệt, khó chịu vì vậy trong giai đoạn này nên cho bé ăn những thức ăn mềm hơn, lỏng hơn so với bình thường để bé dễ nuốt và bữa ăn của bé cần phải đảm bảo bốn nhóm thực phẩm như chất bột, chất đạm, chất béo, rau xanh. Nên chọn những loại thức ăn bé thích để bé dễ ăn hơn.
Hay giúp bé tăng sức đề kháng để chống lại bệnh tật bằng cách cho bé ăn những thực phẩm giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và sắt như: thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ… Các món ăn dễ tiêu như: cháo, súp, thịt băm giữ nguyên kem, sữa chua là lựa chọn tốt nhất cho trẻ giai đoạn này.
Cần chú ý cách chế biến để không hao hụt chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của bé. Không nên kiêng giàu mỡ nhưng nên hạn chế những món ăn chế biến có quá nhiều giàu mỡ như chiên xào vì trong giai đoạn này bé đang khó tiêu. Không nên cho bé ăn đồ tanh khi bé đang bị bệnh vì bé sẽ nhạy cảm hơn với mùi tanh, dễ gây ói do vậy hay cố đợi đến khi bé khỏi bệnh hay cho bé ăn đồ tanh trở lại.
Chuẩn bị cho bé ăn
Hút mũi cho bé nếu bé bị ngạt mũi. Mũi thông thoáng sẽ giúp bé ăn ngon hơn và không bị ẹo.
Khi bé bị viêm họng, trẻ hay ho nhiều, nên cho bé uống vài ngụm nước trước khi ăn để “bôi trơn cổ họng”. Không nên cho bé ăn quá nhiều không giai đoạn này vì bé có thể ho và trào ra hết thức ăn vừa ăn xong.
Chuẩn bị khăn ẩm để lau cho bé, không dùng khăn ướt vì khăn ướt có mùi thơm dễ gây kích ứng.
Cho bé ăn
Cho trẻ ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh và giảm nguy cơ bội nhiễm. Cho bé ăn thêm quả chín như chuối, cam, chanh, xoài, đu đủ hoặc các nước trái cây… để tăng cường vitamin và chất khoáng. Chia nhỏ bữa ăn của bé, sau mỗi bữa chính cho bé ăn những bữa phụ.
Ăn uống của bé sau khi khỏi bệnh
Khi bé khỏi bệnh, để giúp bé phục hồi nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho bé ăn thêm mỗi tuần 2 bữa trong 2 tuần liền. Với bé bị tiêu chảy kéo dài thì phải cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa và kéo dài tối thiểu là 1 tháng.
Benh.vn