Trả lời:
Bất kể khả năng tiêu hóa, lợi dụng thức ăn của cá nhân ra sao, chỉ cần lượng hấp thu và tiêu hao cân bằng nhau thì sẽ không xảy ra béo phì. Lượng hấp thu vào bao gồm thức ăn, thức uống qua miệng của cả ngày. Tổng lượng hấp thu mà vượt quá lượng cần thiết của cơ thể thì phần dư thừa sẽ biến thành mỡ tích tụ trong cơ thể khiến cơ thể mập ra và mỡ tích đến một mức nào đó sẽ thành người mắc bệnh béo phì.
Cách thức ăn hằng ngày của mỗi gia đình, mỗi vùng địa phương cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ phát phì. Ví dụ ở cùng một địa phương, trong tình hình tổng số lượng thực phẩm ăn vào mỗi ngày như nhau thì những người chỉ ăn ngày một bữa sẽ có tỉ lệ người béo phì cao hơn nhóm người chia thực phẩm ra làm hai bữa ngày; những người ăn ngày hai bữa lại có tỉ lệ béo phì cao hơn những người chia thực phẩm ra làm ba bữa. Tóm lại, cùng từng ấy thực phẩm nhưng nếu ăn dồn một lúc thì cơ thể tiêu hao không hết, năng lượng sẽ chuyển hóa thành mỡ tích trữ lại.
Kết cấu ăn uống không hợp lý cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì. Ví dụ, trong tình hình nhiệt lượng bằng nhau, thì thực phẩm với số lượng nhiều dễ tiếp nhận hơn là số lượng ít. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, để chạy theo số lượng, người ta ăn nhiều thực phẩm giàu hydrat carbon (lương thực) và thịt mỡ dẫn đến béo phì.