Viêm loét đại trực tràng chảy máu là bệnh viêm mạn tính, hay tái phát, có tính chất tự miễn, gây loét và chảy máu đại trực tràng, gây tổn thương lan tỏa lớp niêm mạc và dưới niêm mạc, vị trí chủ yếu ở trực tràng và giảm dần cho đến đại tràng phải.
Mục lục
Dịch tễ học bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu
Trên thế giới
Bệnh hay gặp châu Âu, ít gặp ở châu Á. Ở Mỹ, có khoảng 250.000 – 500.000 người mắc bệnh, với tỷ lệ mắc bệnh là 2 – 7/100.000 dân mỗi năm. Tỷ lệ mắc bệnh nam/nữ xấp xỉ bằng 1.
Thời điểm khởi phát bệnh hay gặp nhất là từ 15 – 40 tuổi. Tuy nhiên, bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi nào, có khoảng > 15% số bệnh nhân ở thời điểm chẩn đoán có tuổi trên 60 tuổi.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ
Trước đây, VLĐTT chảy máu ít gặp ở Việt Nam, nhưng gần đây bệnh đang có xu hướng gia tăng.
Gen
Nguyên nhân gây bệnh hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra bệnh có liên quan đến các yếu tố gia đình hoặc di truyền, nhiễm khuẩn, miễn dịch và tâm lý, môi trường.
Vi khuẩn
Khoảng 20% BN có người trong gia đình bị bệnh viêm ruột mạn tính tự phát. Trong một nghiên cứu ở Nhật, các tác giả nhận thấy những người có gen HLA – DRB1 * 1502 (DR2) có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người có gen DR4.
Miễn dịch
Nhiễm khuẩn có thể liên quan đến sự khởi phát hay đợt tái phát của bệnh. Bệnh tái phát thường liên quan đến nhiễm trùng đường ruột, gồm Clostridium dificile, E.Coli và Salmonella, Shigella, Campylobacter.
Hai tự kháng thể: pANCA (perinuclear antimeutrophil cytoplasmic antibodies) và ASCA (anti – Sacharomyces cerevisiae antibodies).
Môi trường
pANCA dương tính ở 40% BN Crohn và 80% BN VLĐTT chảy máu. Tỷ lệ pANCA dương tính cao hơn ở những BN có kết hợp viêm xơ chít hẹp đường mật tiên phát.
Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc VLĐTT chảy máu thấp hơn những người không hút thuốc lá 40%, do nicotine có tác dụng ức chế hoạt động của TB Th2 dẫn tới giảm nồng độ của IL-1 và IL-8. Thậm chí, hút thuốc lá còn được coi là một yếu tố làm thuyên giảm triệu chứng bệnh trong những đợt tiến triển. Tuy nhiên hút thuốc lá lại tăng nguy cơ mắc bệnh Crohn.
Tâm lý, sinh lý
Căng thẳng về thể lực, stress tinh thần, hoạt động tình dục quá mức cũng là những yếu tố góp phần làm nặng bệnh.
Những người phụ nữ dùng thuốc tránh thai có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2,5 lần so với những phụ nữ không dùng thuốc tránh thai.
Benh.vn