Đau bao tử là bệnh như thế nào? Bệnh do những nguyên nhân nào gây nên và có triệu chứng, phương pháp điều trị ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan và đầy đủ nhất về chứng bệnh cực phổ biến này.
Mục lục
Đau bao tử là bệnh gì?
Bệnh đau bao tử hay đau dạ dày là hiện tượng lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, trợt loét không được chữa trị, lâu ngày dẫn đến viêm loét, rát, khó chịu. Người bệnh thường xuất hiện những cơn đau bao tử kéo dài, thường xuyên vào ban đêm và rạng sáng. Đau cũng thường xảy ra khi đói hoặc khi ăn đồ cay nóng, đồ chua. Đặc trưng của bệnh này là chứng khó tiêu, đầy bụng, chướng hơi, ợ chua, chảy máu bao tử, buồn nôn, chán ăn, đau thượng vị. Cách gọi tên bệnh tuy có khác nhau nhưng vẫn là cùng chỉ 1 loại bệnh.
Đau bao tử gây nhiều ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị, bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như chảy máu dạ dày, thủng dạ dày,….
Nguyên nhân đau bao tử phổ biến hiện nay
Theo các nhà nghiên cứu, bệnh đau bao tử do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Người bệnh rất khó phát hiện ra mình bị bệnh do nguyên nhân nào. Bệnh có thể là sự kết hợp của 1 số nguyên nhân phổ biến sau:
Tổng hợp một số nguyên nhân gây nên bệnh đau dạ dày
Nhiễm khuẩn Hp: Theo các nhà khoa học thì 80% bệnh nhân bị đau dạ dày, đau bao tử là do vi khuẩn Helicobacter Pylori (Hp).
Hút thuốc lá: Thói quen hút thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh đau bao tử. Thuốc lá có rất nhiều chất độc hại làm kích thích việc bài tiết HCL và Pepsin (đây là 2 nguyên nhân dẫn đến việc bào mòn lớp niêm mạc dạ dày).
Lạm dụng rượu bia, chất kích thích: Rượu bia và các loại đồ uống có cồn được xem là các loại đồ uống hàng đầu gây ra bệnh lý về tiêu hóa. Đa số các chất có trong rượu bia đều khiến lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương dần dần dẫn đến khả năng bị viêm loét dạ dày.
Thói quen ăn uống không lành mạnh: Việc ăn uống sinh hoạt không hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là đau dạ dày. Thói quen ăn uống nghỉ ngơi không khoa học, không đúng giờ hay do nguồn thực phẩm không đảm bảo,….cũng dẫn đến khả năng mắc bệnh lớn hơn. Đặc biệt, người hay thức khuya dễ viêm loét dạ dày hơn người đi ngủ đúng giờ.
Stress, căng thẳng thần kinh: Tinh thần căng thẳng gây ra hiện tượng co thắt dạ dày từ đó kích thích quá trình nhu động ruột làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế trong khi chữa trị bệnh dạ dày thì bác sỹ luôn khuyến cáo rằng người bệnh cần phải luôn luôn giữ tinh thần tốt và thoải mái.
Dùng thuốc: 1 số thuốc làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày như corticoid, thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs…Khi dùng các thuốc này nên dùng kèm thuốc bao dạ dày để tránh nguy cơ viêm loét
Những triệu chứng bệnh đau bao tử
Triệu chứng đặc trưng của bệnh đau bao tử
Đau thượng vị: Đau thượng vị là biểu hiện thường gặp nhất ở chứng đau dạ dày. Tuy nhiên dấu hiệu này thường hay bị nhầm lẫn với người bệnh khác. Người bị đau vùng thượng vị sẽ cảm thấy đau cứng, đau âm ỉ vùng bụng trên kèm theo cảm giác nóng rát khó chịu.
Chán ăn, ăn không ngon miệng: Ăn không ngon, cảm giác chán ăn làm lượng thức ăn được nạp vào cơ thể giảm dần dẫn đến suy nhược cơ thể và gây ra sút cân.
Ợ nóng, ợ chua, ợ hơi: Bệnh đau bao tử thường kèm theo hiện tượng ở hơi ợ chua do trào ngược. Chất tiết tiêu hoá trong đau bảo từ chứa H+ và Pepsin tạo độ acid cao trong dạ dày gây nên mùi chua. Ngoài ra, dạ dày bị rối loạn hoạt động nên lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể khó được tiêu hóa dẫn tới tình trạng bị lên men. Bệnh nhân thường xuyên cảm bị đẩy thức ăn lên tận trên họng, tuy nhiên chỉ lên nửa chừng, kèm theo cảm giác đau ở vùng ức mũi và sau xương ức.
Nôn và buồn nôn: Khi bệnh nhân nôn nhiều thường kéo theo các hệ lụy nghiêm trọng như rách niêm mạc thực quản làm ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Chảy máu tiêu hóa: Chảy máu tiêu hóa là một biến chứng đau dạ dày nghiêm trọng, thậm chí trong một số trường hợp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân.
Có những cách nào để điều trị bệnh đau dạ dày, đau bao tử?
Hiện nay, có nhiều phác đồ điều trị khác nhau cho bệnh đau bao tử. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, thường được chia do Hp hay không do Hp để quyết định phác đồ điều trị. Các nhóm thuốc tân dược, hoặc chiết xuất thảo dược để được đánh giá cao. Hầu hết đều cho kết quả tích cực với triệu chứng bệnh.
Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Tuy nhiên, để đạt được kết quả điều trị như mong muốn, người bệnh vẫn nên kết hợp thêm việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để tăng cường sức đề kháng, miễn dịch cho cơ thể, không để bệnh phát triển nặng hơn hoặc tái phát.
Trên đây là những tổng hợp tổng quan về bệnh đau bao tử hiện nay. Mong rằng, thông qua những chia sẻ này, quý bạn đọc sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về bệnh đau dạ dày và có cách phòng bệnh thích hợp. Chúc các bạn luôn khỏe và thành công!