Đau bụng đi ngoài là triệu chứng thường gặp trong đời sống hàng ngày, hiện tượng này gây nên cảm giác khó chịu, đôi khi bất tiện trong sinh hoạt. Đau bụng, đi ngoài có thể gặp ở mọi lứa tuổi khác nhau, trong những thời điểm khác nhau…và do nhiều nguyên nhân khác nhau… Vậy, những nguyên nhân nào dẫn tới đau bụng đi ngoài? làm thế nào để hạn chế căn bệnh khó chịu trên? Sẽ là vấn đề chúng ta cùng tìm hiểu ngay bây giờ.
Mục lục
Thế nào là đau bụng đi ngoài
– Đau bụng, đi ngoài là những triệu chứng khi hệ tiêu hóa có vấn đề: đau bụng, khó tiêu, đi ngoài nhiều hơn bình thường….
– Bình thường một người/1 ngày có thể đi đại tiện 1 lần hoặc có thể nhiều hơn. Nhưng khi bị tiêu chảy kèm theo cảm giác đau bụng số lần đi đại tiện tăng lên…
Tiêu chảy được chia làm 2 loại:
+Tiêu chảy cấp tính
+ Tiêu chảy mãn tính
Nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài
1.Chế độ ăn không hợp lý
– Ăn quá nhiều chất, đặc biệt là ăn món nhiều dầu mỡ.
– Ăn các loại thức ăn ôi thiu, bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn đều ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của cơ thể dẫn đến tiêu chảy.
2. Do dị ứng – kích thích
– Do thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng.
– Do tinh thần không thoải mái, căng thẳng, stress..
– Do ăn phải những thực phẩm dễ gây dị ứng…
3. Do nhiễm khuẩn
– Chủ yếu là trực khuẩn E. Coli và lỵ trực khuẩn Shigella hoặc trực khuẩn tả.
– Các sản phẩm sữa thường bị nhiễm khuẩn như: sữa chua được tiệt trùng, dụng cụ đựng sữa (như bình sữa, núm vú) không được tiệt trùng sạch sẽ.
4. Do nhiễm virus
– Nhiễm các vius đường hô hấp.
– Nhiễm các virus đường ruột.
Virus gây đi ngoài, tiêu chảy (Ảnh minh họa)
5. Do dạ dày nhu động ruột quá nhanh
Khi nhu động ruột quá nhanh, thức ăn trong ruột không có đủ thời gian để hấp thụ các chất dinh dưỡng và chuyển hóa cũng gây nên tình trạng tiêu chảy.
Sự nguy hiểm khi bị đau bụng đi ngoài
– Gây nên tình trạng mất nước.
– Mất chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.
– Mất cân bằng các chất điện giải.
– Nếu để lâu dài, không điều trị sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc nguy hiểm đến tính mạng.
Cách khắc phục khi bị đau bụng đi ngoài
Chế độ ăn
– Thực hiện ăn chín uống sôi.
– Không ăn các loại thức ăn đã bị ôi thiu, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
– Hạn chế các sản phẩm từ sữa, thức ăn lên men hoặc đồ uống chứa cồn.
– Ăn nhiều rau xanh và các đồ ăn chứa protein dễ tiêu.
Đảm bảo ăn chín uống sôi để loại trừ đau bụng đi ngoài (Ảnh minh họa)
Lưu ý:
+ Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
+ Chế biến thức ăn đảm bảo khâu chế biến.
+ Dụng cụ chế biến thức ăn được rửa và bảo quản sạch sẽ.
+ Thời gian bị đi ngoài tránh ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, các loại sữa..
+ Cách ly bệnh nhân bị bệnh lỵ, sau khi triệu chứng biến mất, tiệt trùng dụng cụ ăn uống, chăn màn, quần áo…
Chữa đi ngoài theo kinh nghiệm dân gian
Dùng lá vối
– Nụ vối có vị đắng, tính hàn tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thực, trừ tích trệ dùng để chữa cảm sốt, sợ rét, đau đầu, ăn không tiêu.
– Chất đắng trong vối kích thích tiết dịch tiêu hóa và có chất tanin để bảo vệ niêm mạc ruột.
– Lá vối nấu nước uống có công dụng có khả năng trợ giúp chữa trị các bệnh chứng hoặc các tổn thương như bỏng, viêm gan, vàng da, viêm da lở ngứa.
Lá vối chữa đau bụng đi ngoài (Ảnh minh họa)
Cách sử dụng:
– Dùng hỗn hợp: Lá vối, vỏ ổi, núm quả chuối tiêu 10g.
– Thái các loại lá trên sau đó phơi khô sắc với 400ml nước.
– Khi cô đặc nước còn 100ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2 – 3 ngày.
Dùng búp ổi, lá ổi
Công dụng:
– Quả ổi rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hoá.
– Ổi có tác dụng hiệu quả với nhiều loại bệnh, đặc biệt với bệnh tiêu chảy, ổi có tác dụng làm se da, co mạch, giảm sự xuất tiết và kích thích ở màng ruột, làm dịu nhanh chóng các triệu chứng cấp của bệnh.
Cách sử dụng:
– Dùng búp ổi hoặc lá ổi sắc lấy nước uống ngày 2 lần, uống từ 2 đến 3 ngày.
– Dùng 5-7 búp ổi, rửa sạch, nhai với vài hạt muối, nuốt nước, ngày 2-3 lần (điều trị đau bụng ở triệu chứng nhẹ)
Dùng hồng xiêm xanh
Công dụng:
– Hồng xiêm chín là thứ trái cây ngon, giàu dinh dưỡng.
– Hồng xiêm xanh với vị chát, tính bình lại là phương thuốc hiệu quả chữa tiêu chảy, kiết lỵ.
Cách sử dụng:
– Cắt quả hồng xiêm xanh thành nhiều lát mỏng, phơi khô, sao vàng để dùng dần.
– Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10 lát sắc với nước uống, lượng nước phải ngập hồng xiêm. Sau đó đổ ra lấy nước uống mỗi ngày 2 lần.
Lưu ý:đối với trẻ nhỏ, không cho trẻ uống đặc quá.
Lời kết
Đau bụng đi ngoài là bệnh thường gặp, tuy nhiên việc phòng ngừa chứng đau bụng đi ngoài không khó, quan trọng là do chế độ ăn uống và cách sống của mỗi người. Vì vậy, chúng ta cần loại bỏ những thói quen như: không uống nhiều rượu bia, uống nước lạnh, không ăn thức ăn đã ôi thiu…. để giảm thiểu tình trạng trên.
Ngoài ra, khi bị đi ngoài ở dạng nhẹ, có thể sử dụng phương pháp dân gian: búp ổi, lá vối…để điều trị. Tuy nhiên, nếu đau bụng đi ngoài nhiều lần cần phải đi khám khẩn cấp để được uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ. Không nên chủ quan tự điều trị vì rối loạn điện giải do mất nước có thể dẫn đến tử vong.
Benh.vn