Theo quy luật tự nhiên, khi con người lớn tuổi thì thể chất thay đổi, bên cạnh đó là những thay đổi về tâm lý: cáu gắt, khó tính, hay khóc, tự ái…. Tâm trạng không tốt, kết hợp với sự lão hóa của cơ thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, khiến tuổi thọ giảm sút, cuộc sống trở nên “bất ổn”. Vậy, làm thế nào để tuổi già được sống thanh thản, an vui, hạn chế bệnh tật…chúng ta hãy cùng Benh.vn chia sẻ vấn đề này.
Mục lục
Nguoi cao tuổi cần có một cuộc sống tinh thần khỏe mạnh (Ảnh minh họa)
Thay đổi về tâm lý
Người cao tuổi đã đóng góp rất nhiều công sức cho gia đình, xã hội trong suốt quãng đời tuổi trẻ. Sau khi nghỉ hưu, khi không còn sức khỏe để bươn chải, lăn lộn với thương trường, họ cảm thấy lạc lõng, bị bỏ rơi….
Suy nghĩ xáo trộn, buồn bực, lo lắng……dẫn đến phản kháng, từ đó sinh ra những tâm sinh lý bất thường như: hay cằn nhằn, cáu gắt, khó chịu, hay khóc, tự ái, mặc cảm, xa lánh…
Thay đổi về sinh lý
Tuổi càng cao phản xạ càng chậm
Người cao tuổi thường có những phản xạ rất chậm, nhất là trong giao tiếp. Khi cần trao đổi một vấn đề gì đó thì việc lắng nghe, ghi nhận vấn đề rất chậm chạp, trong một khoảng thời gian rất lâu mới có thể đưa ra được câu trả lời.
Khắc phục:
- Kiên nhẫn, nói chậm rãi, dễ nghe để các người cao tuổi nghe được và có câu trả lời chính xác.
- Trong trường hợp các cụ lãng tai, càng cần kiên nhẫn hơn nữa.
Trong sinh hoạt hàng ngày, do việc đi lại khó khăn, chậm chạp nên NCT cần nhiều thời gian cho sự di chuyển và chuẩn bị kể cả chuyện ăn uống.
Khắc phục:
- Trước khi vào bữa cơm, cần thông báo sớm cho người cao tuổi để có sự chuẩn bị trước.
- Tránh những cử chỉ, lời nói làm cho người cao tuổi cảm thấy tủi thân và mủi lòng.
Tuổi cao trí nhớ giảm sút
Người cao tuổi trí nhớ giảm sút (Ảnh minh họa)
Do trí nhớ giảm sút nên người cao tuổi thường nói trước, quên sau. Vì vậy, trong sinh hoạt hàng ngày sẽ gây nên nhiều phiền toái.
Khắc phục:
- Khi gia đình có sự kiện (giỗ, lễ hội, họp hành…) nhắc nhở các cụ trước đó một ngày.
- Vui vẻ, nhắc nhở, bỏ qua……những “sự cố” do chứng “đãng trí” gây nên.
Các căn bệnh của người cao tuổi
Sự lão hóa của các cơ quan trong cơ thể và khả năng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm khiến người cao tuổi rất dễ mắc các bệnh:
- Cảm cúm.
- Viêm phổi.
- Tim mạch….
- Các bệnh về xương khớp…
Người cao tuổi thường mắc các chứng bệnh về xương khớp (Ảnh minh họa)
Người cao tuổi chân yếu, khả năng giữ thăng bằng của cơ thể không tốt nên thường bị té ngã dẫn đến gãy xương, đặc biệt cổ xương đùi gãy gây đau đớn và để lại nhiều biến chứng.
Khắc phục:
- Lưu ý khi người cao tuổi phải lên xuống cầu thang.
- Trong nhà nên bài trí đơn giản, thuận lợi khi đi lại.
Dễ mắc bệnh trầm cảm
Khi có những ước mơ không thực hiện được, không hài lòng với cuộc đời mình, bất mãn với cuộc sống….Người cao tuổi rất dễ mắc bệnh trầm cảm và trở nên khó tính, gay gắt với con cái.
Khắc phục:
- Thường xuyên hỏi chuyện, kể những câu chuyện vui trong cuộc sống, chuyện học hành của các cháu…hướng sự suy nghĩ tới những vấn đề khác.
- Khi xảy ra tranh luận gay gắt…..tốt nhất là nên dời đi chỗ khác.
Biểu hiện thay đổi tâm lý
Tâm lý người già có những thay đổi ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống sau đây.
Sợ cô đơn
Người cao tuổi luôn cảm thấy mình bị bỏ rơi và quên lãng vì sự cách biệt giữa các sinh hoạt của tuổi trẻ, sự phát triển đi lên của xã hội và sự già nua của mình.
Do đó, người già rất dễ bị thất vọng, thích lệ thuộc vào con cái. Vì vậy, chúng ta cần cư xử một cách tế nhị, tránh làm cho các cụ có cảm giác bị hắt hủi hay ngược đãi.
Hay lo xa
Lo xa là đặc tính về tâm lý của người cao tuổi. Do sự chậm chạp về tư duy và cảm giác bị lệ thuộc vào người khác mà các cụ luôn trăn trở, lo lắng đến những chuyện nhỏ nhặt.
Vì sự lo lắng này, các cụ thường lặp đi lặp lại những yêu cầu, đòi hỏi……từ đó có thể làm con cháu hay người gần cận trở nên bực dọc và cau có với các cụ nếu không hiểu được tâm lý NCT.
Dễ mủi lòng, tủi thân
Người cao tuổi dễ buồn, tủi thân (Ảnh minh họa)
Người cao tuổi dễ mặc cảm vì cho rằng mình là người “vô tích sự” cho nên khi những nhu cầu hay yêu cầu của mình không được các con đáp ứng đầy đủ thì giận dỗi, tủi thân..
Cả cuộc mang nặng, đẻ đau chăm sóc con, chăm sóc cháu…giờ đến lúc “gần đất, xa trời”, lực bất tòng tâm thì việc dỗi hờn, tủi thân là điều dễ hiểu và thông cảm.
Khó tính
Sự không hòa hợp tâm sinh lý đã kéo tình cảm gia đình, con cháu càng xa hơn và người già càng cô đơn hơn.
Không người san sẻ, tâm sự, nhiều cụ đã phải vào Viện dưỡng lão….Đó là một thực tế của xã hội trong cuộc sống hiện đại.
Các giải pháp để tuổi già vẫn sống vui, khỏe và có ích
Để tuổi già sống khỏe và sống vui, vừa cần có phương pháp nâng cao sức khỏe vật lý, vừa cần có phương pháp để đảm bảo tinh thần ổn đinh.
1. Tìm công việc hợp với lứa tuổi, sức khỏe
- Tham gia các công tác phường, xã: cựu chiến binh, hội phụ nữ, bà mẹ và trẻ em….
- Chăm sóc con cháu.
- Chăm sóc vườn cây, vật nuôi…
- Hỗ trợ chuyên môn, kinh nghiệm (đối với những gia đình có công ty riêng)
Người cao tuổi hỗ trợ con những kinh nghiệm trong cuộc sống (Ảnh minh họa)
Mục đích:
- Tăng cường trí nhớ.
- Truyền đạt kinh nghiệm cho các thế hệ sau.
2. Rèn luyện sức khỏe
Tham gia các câu lạc bộ dưỡng sinh.
Tập thể dục hàng ngày.
Mục đích:
- Tăng cường sức khỏe.
- Có điều kiện giao lưu, kết bạn, chia sẻ, thăm hỏi với những người cùng tuổi.
3. Tham gia các câu lạc bộ, làm từ thiện
- Tham gia các câu lạc bộ: văn thơ, khiêu vũ, các tổ chức tôn giáo…
- Tham gia các chương trình từ thiện.
Mục đích:
- Tìm lại niềm vui trong các sở trường thời trẻ: văn thơ, nhạc, họa…
- Giúp đỡ người khác để cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Lời kết
Trong các gia đình sống hai, ba thế hệ, đôi khi xảy ra xung khắc (quy luật tất yếu) chủ yếu do sự chênh lệch về suy nghĩ, sự áp đặt của cha mẹ, vô tâm của con cái, hoặc tâm tính thay đổi của tuổi già…tất cả đều vô tình gây áp lực cho cuộc sống và ảnh hưởng đến sức khỏe của người cao tuổi.
Để tìm được tiếng nói chung trong gia đình, mọi người nên thông cảm, gần gũi với người già thông qua những sinh hoạt chung: bữa ăn, hội họp, sinh nhật, du lịch….để con cháu có điều kiện gần gũi và đồng cảm.
Sự giao thoa giữa 2 thế hệ sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, người già được sống vui vẻ, khỏe mạnh hơn trong thời gian cuối đời. Đó cũng là đạo hiếu và văn hóa của dân tộc Việt Nam.