Không thể cử động được, kèm theo đó là triệu chứng đau ở vùng vai quanh gáy và phần lưng trên là những dấu hiệu thường gặp của chứng đau vai gáy. Đây không chỉ là bệnh của riêng dân tri thức mà thuận theo sự phát triển thần tốc của điện thoại, máy tính bảng, càng ngày càng có nhiều người bị mắc căn bệnh đau vai gáy này.
Mục lục
Để điều trị đau vai gáy cần kết hợp nhiều phương pháp như dùng thuốc, châm cứu, bấm huyệt, thư thái thần kinh để mới có thể chống lại căn bệnh này.
Vì sao bị đau vai gáy?
Đau vai gáy là một dạng rối loạn thần kinh cơ gây ra do sự co cứng cục bộ, đột ngột do rối loạn chức năng thần kinh mà không do tổn thương xương khớp, đốt sống cổ hay đĩa đệm. Các hội chứng và các chứng bệnh khác liên quan đến xương, khớp và đĩa đệm vùng cổ được gọi theo đích danh bệnh đó gây ra. Ví dụ thoái hóa đốt sống cổ hay thoát vị đĩa đệm vùng cổ.
Đau vai gáy là nhóm bệnh có liên quan chặt chẽ đến hệ thống cơ xương khớp và mạch máu vùng vai và gáy. Do rối loạn tuần hoàn, thiếu máu ở vùng cột sống hoặc do sự kéo giãn dây thần kinh quá mức gây ra rối loạn chức năng của dây thần kinh vùng vai gáy nên gây ra chứng co cứng và đau rút cục bộ
Tuy có nhiều nguyên nhân song thường gặp nhất trong hội chứng đau vai gáy là sự kích thích dây thần kinh quá mức do kéo dãn, kéo căng hoặc là căng thẳng quá mức dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh dạng kích thích kéo dài.
Tất cả đều dẫn đến một hội chứng cuối cùng đó là đau cơ ở vùng vai gáy và làm cho người bệnh rất khó quay đầu và quay cổ.
Dấu hiệu thường gặp khi bị đau vai gáy
Triệu chứng đầu tiên mà người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy đó là đau cơ vùng cổ gáy, vai và phần lưng trên.
Lúc đầu chỉ là đau nhẹ, và hạn chế vận động ở vùng gáy cổ, vùng dầu không quay thoải mái được mà hầu như chỉ nghiêng sang trái hoặc phải mà không thể quay lại phía sau.
Ngoài triệu chứng đau người bệnh còn có thêm triệu chứng tăng cảm giác đến mức chỉ sờ nhẹ ngoài da vùng gáy hoặc chỉ ấn lướt rất nhẹ cũng tạo ra cảm giác đau một cách rõ ràng.
Khi bệnh nặng hơn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và ăn uống, Khi đó mọi sinh hoạt vận động nhẹ liên quan đến vùng cổ vai gáy đều rất đau làm hạn chế hầu như mọi sinh hoạt của bệnh nhân.
Khi ngủ người bệnh cũng gặp khó khăn, Nếu nằm về bên bệnh thì lực cơ thể làm đau thêm, còn nếu nằm về phía bên lành thì bên bệnh bị kéo vẫn đau.
Khi bị đau quá mức, các động tác đi lại nhẹ nhàng cũng ảnh hưởng và cũng gây đau.
Điều trị đau vai gáy như thế nào?
Xoa bóp:
Người bị hội chứng đau nhức cổ, vai, gáy khi đi khám nếu bác sĩ chuyên khoa thấy không có nguyên nhân chèn ép gây tổn thương thì người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau, cao dán,… Nếu chỉ bị nhẹ, cơn đau không kéo dài, bản thân người bệnh có thể tự điều trị bớt đau bằng cách dùng hai bàn tay xoa bóp, gõ, vuốt cho vùng cổ, vai, gáy nhiều lần có thể giảm đau.
Dùng thuốc giảm đau:
Nếu mức độ kích thích dây thần kinh lớn hơn, bệnh ở mức độ vừa. Tức là ngày sau bệnh nhân vẫn không thấy thuyên giảm thì có thể phải dùng một số loại thuốc hỗ trợ. Các loại thuốc có thể dùng được bao gồm các thuốc giảm đau, chống viêm non-steroid như diclofenac, ibuprofen, paracetamol, aspirin. Các thuốc này sẽ giảm đau và chống lại các phản ứng viêm hệ lụy đi sau.
Vận động vùng cổ gáy nhẹ nhàng:
Ngay khi mới bị bệnh, bạn đừng có cố gắng xoay đầu hay xoay cổ. Cách tốt nhất đó là bạn nên vận động xoay đầu cổ nhẹ nhàng, được chừng nào hay chừng ấy và đừng có làm cố tăng biên độ như khi bình thường.
Nhớ là phải hạn chế quay đầu, nghiêng đầu để cho bệnh có thể tự hồi. Bạn cũng không nên ngồi quạt điện hay ngồi điều hòa vì chỉ càng làm cho cơ co cứng và đau dữ dội hơn mà thôi. Khi đi ngủ, bạn nhớ chườm ấm vùng cổ, chiếu đèn hồng ngoại, nếu có người xoa bóp cho bạn thì chỉ cần nhẹ nhàng xoa bóp vùng cơ vai gáy chừng 10-15 phút nhằm làm tăng lượng máu lưu thông là ổn. Nên tắm bằng nước ấm. Nếu mức độ kích thích dây thần kinh của bạn chỉ ở mức độ nhẹ và ít nhiều liên quan tới sự thiếu máu hay co mạch thì những biện pháp này sẽ nhanh chóng lấy lại sự ổn định cho bạn. Bạn sẽ tự hết bệnh trong 2-3 ngày sau.
Dùng miếng dán salonpas:
Miếng dán salonpas có chứa chất kháng viêm non-steroid dạng thấm qua da methyl salicylat. Các thuốc chống co thắt cơ quá mức có thể có tác dụng như thuốc mephenesin (decontractyl) cũng có thể giúp bạn phần nào. Thuốc có tác dụng chống co thắt cơ giải phóng cho sự kích thích dây thần kinh và góp phần làm cho bạn bớt đau. Một số vitamin nhóm B như vitamin B1, B6, B12 có thể dùng vì nó làm tăng dẫn truyền thần kinh. Thuốc chống viêm corticoid dạng uống rất ít có tác dụng trong các trường hợp này.
Nếu bệnh nhân bị bệnh mức độ vừa, chúng ta lại không nên xoa bóp vì càng xoa bóp thì càng đau và làm tăng mức độ bệnh (có lẽ do thần kinh càng kích thích). Điều này đúng với bệnh đau không do thoái hóa hay không do co thắt mạch máu.
Châm cứu:
Ở mức độ bệnh nặng hơn cần phải dùng đến biện pháp mạnh tay hơn đó là châm cứu hoặc dùng thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh. Châm cứu sẽ điều hòa lại hoạt động của dây thần kinh. Còn các thuốc này sẽ cắt tạm thời các cơn kích thích thần kinh mạnh, làm mềm cơ và do đó không gây đau dữ dội. Chúng cực kỳ có hiệu nghiệm cho mọi trường hợp bệnh, nhất là bệnh nặng.
Chỉ cần châm cứu vào đúng các huyệt trên những vị trí chính xác, nó có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa và làm giảm sự co thắt nên giảm đau.
Bệnh đau vai gáy nếu được điều trị đúng và sớm ngay từ đầu thì có thể bệnh nhân không cần đi gặp bác sỹ cũng có thể khỏi bệnh.
Trên trang Youtube, các bác sĩ Nhật Bản dạy bạn dùng một chiếc khăn mặt để giảm bớt tình trạng co cơ. Video này đã có hơn 3 triệu 700 nghìn người xem.
Phương pháp cụ thể là:
Nằm thẳng trên giường, lấy một chiếc khăn mặt, gấp lại và đặt xuống dưới phía vai phải; tay trái đặt lên vai phải, còn cánh tay phải đưa vuông góc lên trên, toàn thân thả lỏng, giữ nguyên tư thế trong vòng 10 giây. Toàn bộ phần cơ vai bị co cứng của bạn đã được thả lỏng.
Benh.vn (tổng hợp)