Vừa qua, clip bé sơ sinh bị tắm trong bồn inox tại một bệnh được cho là Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng đang gây phẫn nộ trong dư luận. Để trả lời về việc này, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng Vũ Văn Tâm cho biết có ai dám khẳng định sự việc xảy ra ở Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng không? Nếu xác minh được clip đó được ghi lại tại bệnh viện của tôi thì tôi sẽ đồng ý để Sở Y tế, các cơ quan báo chí vào cuộc.
Mục lục
- 1 Trả lời từ phía bệnh viện phụ sản Hải Phòng
- 2 Có hai cách tắm là tắm chậu hoặc tắm vòi.
- 3 Thao tác tắm có chuẩn không ?
- 4 Nếu em bé trong clip là con ông, cảm xúc của ông thế nào?
- 5 Bệnh viện phụ sản Hải Phòng có quy trình riêng, khác với quy định của Bộ Y tế?
- 6 Tại Bệnh viện phụ sản Hải Phòng, người nhà của các bé có được vào xem y tá tắm cho con không?
- 7 Giả sử clip đó là ở Bệnh viện phụ sản Hải Phòng, ông sẽ xử lý ra sao?
Trả lời từ phía bệnh viện phụ sản Hải Phòng
Tôi đã chuẩn bị sẵn sàng mọi văn bản về quy trình tắm cho bé ở đây để cung cấp. Tôi cũng sẽ cho các bạn xem luôn video/clip người ta tắm cho trẻ ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Dù chưa xác minh được thực hư clip thế nào, nhưng tôi đang lo có sự dàn dựng về bối cảnh. Phía công an cho biết họ cũng chưa có đủ căn cứ để xác minh sự việc xảy ra ở bệnh viện của tôi.
Trả lời câu hỏi Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng học tập mô hình tắm cho bé từ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội? Ông cho biết đó là quy trình của Bộ Y tế, Hà Nội không được phép làm sai và ở Hải Phòng cũng thế!
Có hai cách tắm là tắm chậu hoặc tắm vòi.
Tắm chậu tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây bệnh từ cháu này sang cháu khác nhất là khi số lượng trẻ sơ sinh lớn. Không thể mỗi cháu một chậu được. Vậy nên khi ta tắm theo cách 1 thì trẻ dễ bị lây chéo một số loại bệnh về da do chúng ta không có đủ thời gian khử khuẩn bám vào chậu.
Cách 2 là tắm vòi, giống như quy trình rửa tay thường xuyên của cán bộ, nhân viên y tế trước khi thao tác. Tắm vòi sẽ có thêm một số quy định như về nguồn nước, nhiệt độ của nước…Trong bồn chứa thực ra là cái chậu đón nước chứ không phải chậu tắm. Nó cũng chính là cái bồn rửa bát chứ là cái gì đâu?!
Thao tác tắm có chuẩn không ?
Chia sẻ về hình ảnh trong clip, ông khẳng định đó không phải là cái bồn rửa bát inox? Bản chất của cái bồn là người ta mua về để hứng nước bẩn chứ không phải nhúng em bé vào đó. Quan điểm cho rằng người y tá thực hiện các động tác quá mạnh là không đúng bởi Biết thế nào là mạnh tay? Mổ còn có người mổ mạnh, người mổ nhẹ. Phải có bằng chứng mạnh tay là như thế nào chứ?
Tôi nói thế này, cái khéo tay ở mỗi cá nhân một khác tương tự như việc người viết chữ đẹp, người viết chữ xấu… Đó là lý do người thì chọn bác sĩ này, người chọn bác sĩ kia.
Tuy nhiên, với câu hỏi đặt ra là tắm thế có gây ảnh hưởng đến trẻ? GĐ bệnh viện cho biết nếu mà tổn thương thì phải có xây xước. Chỉ có đấm mới gây tổn thương bên trong chứ tắm thì làm sao mà gây tổn thương bên trong được? Nói thế thì vô cùng lắm!
Giải thích về lý do khóc, ông cho rằng em bé khóc là tốt. Nếu em bé khóc nhỏ chứng tỏ sức khỏe yếu. Có khóc to như vậy phổi nở mới tốt. Cảm giác của ai khi mới tắm cũng rùng mình nữa là…
Với các bé sơ sinh chỉ cần cởi quần áo, tã lót ra là bé cũng khóc. Tôi từng trực tiếp tắm cho 2 đứa con của mình nên tôi biết. Thậm chí có cháu khóc bé người ta còn phải búng vào chân để nó khóc to hơn. Khi nó khóc to, phổi nở, hít đầy oxy vào nó mới có sức sống. Cháu nào không khóc được có nghĩa là đang ốm rồi.
Nếu em bé trong clip là con ông, cảm xúc của ông thế nào?
Cảm xúc rất là vui. Con mình được các bác sỹ, y tá tắm cho thì tốt quá còn gì nữa?! Người ta cứ nói là mạnh tay này kia, nhưng tôi xin hỏi thế nào là mạnh tay? Chẳng hạn hai người ôm nhau nếu ghì siết vào thì gọi đó là tình cảm. Thậm chí cắn nhau toét cả da cả thịt ra người khác nhìn thấy bảo là đau, nhưng người trong cuộc lại bảo đó là quý là yêu.
Rất khó để đánh giá mức độ cảm xúc. Tôi là giám đốc làm sao tôi thẩm định được những việc như vậy.
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều bác sĩ sản khoa ở Hà Nội cho rằng tắm như thế là sai. Quan điểm của ông về điều này ra sao?
Thế thì phải xem lại xem bác sĩ nào nói thế. Bạn có thể so sánh cách tắm bé của Bệnh viện phụ sản Hà Nội và của bệnh viện tôi để xem nó khác nhau như thế nào.
Tôi nghĩ, quy trình đều như vậy chỉ khác nhau là điều kiện cơ sở vật chất của mỗi đơn vị khác nhau chứ không dập khuôn Hà Nội thế này Hải Phòng cũng phải thế.
Bác sĩ trưởng khoa sơ sinh của chúng tôi từng du học bên Pháp về. Chúng tôi làm đúng theo quy trình mà bác sĩ học ở bên Pháp mang về và lấy đó là chuẩn cho bệnh viện này.
Bệnh viện phụ sản Hải Phòng có quy trình riêng, khác với quy định của Bộ Y tế?
Bộ Y tế có quy định, nhưng bệnh viện của tôi có quy trình riêng của tôi. Chúng tôi có xây dựng quy trình riêng và có tài liệu tập huấn hẳn hoi.
Bộ ra quy định là thế, nhưng khi áp dụng vào thực tiễn, chúng tôi phải xây dựng quy trình riêng và biến thành quy định.
Ông từng tha thiết mời mọi người tới mục sở thị cách tắm cho trẻ sơ sinh ở bệnh viện phụ sản Hải Phòng, giờ ông vẫn giữ lời mời đó chứ?
Vấn đề là phải qua Sở Y tế Hải Phòng. Nếu không được phép của Sở Y tế chúng tôi cũng không được tiếp ai. Chúng tôi vừa được tập huấn quy chế phát ngôn, quy chế làm việc với báo chí.
Tại Bệnh viện phụ sản Hải Phòng, người nhà của các bé có được vào xem y tá tắm cho con không?
Có hay không chuyện phải “bôi trơn” mới được vào xem bé tắm thưa ông?
Không thể xem cảnh con tắm vì cửa của chúng tôi đóng kín mít. Khép kín như vậy là để bảo đảm vấn đề nhiệt độ trong phòng. Nếu gió thổi vào em bé bị làm sao thì sao?!
Chúng tôi có quy định phòng tắm phải kín, được khử khuẩn, vệ sinh sạch sẽ, chiếu đèn trước khi tắm và chỉ có y tá được vào.
Người ta đột nhập vào phòng tắm trẻ sơ sinh ra sao và dàn dựng clip như thế nào thì tôi không dám chắc. Video này được quay cách đây 1 năm rồi, làm sao tôi biết được? Tôi cũng băn khoăn tại sao 1 năm trôi qua người ta mới đăng tải? Tại sao không đưa ngay lúc bức xúc đó lên mà lại chọn thời điểm này?
Chúng ta cần phân tích công tâm. Nếu chúng tôi sai chúng tôi sẵn sàng nhận lỗi và sửa đổi, nhưng chuyện đã xảy ra cách đây 1 năm rồi, tôi không biết liệu có ai đó dàn dựng không?
Nếu người ta nói sinh ở viện của tôi thì phải cung cấp tên họ đầy đủ, ngày giờ sinh, địa chỉ, số điện thoại của mẹ bé như thế nào, chúng tôi sẽ xác minh ngay được. Nói bâng quơ rất khó xác minh vì biết đâu người tắm cho bé giờ chuyển công tác rồi thì sao? Về việc bôi trơn, trước đây chưa làm lãnh đạo thì tôi không nắm được, chứ bây giờ tôi khẳng định không bao giờ có chuyện đó.
Giả sử clip đó là ở Bệnh viện phụ sản Hải Phòng, ông sẽ xử lý ra sao?
Tôi mới nhậm chức được vài tháng, cũng còn nhiều vấn đề cần cải tổ. Chẳng hạn, chúng tôi đang làm lại phong cách phục vụ bệnh nhân để hướng tới sự hài lòng của bệnh nhân và người nhà.
Trước nay chúng tôi làm cái đó chưa tốt, giờ chúng tôi có người tiếp đón, hướng dẫn bệnh nhân từng nơi, từng tý một.
Chúng tôi thay đổi cả giờ giao ban. Trước đây cứ giao ban buổi sáng, bệnh nhân đến phải chờ, giờ chúng tôi giao ban buổi chiều, hơn 7 giờ sáng tiếp đón bệnh nhân là khám luôn.
Nếu clip đó là thật và xảy ra ở viện của tôi, tôi sẽ thành lập một hội đồng trong đó phải có luật sư, đại diện Sở Y tế, chuyên gia về tắm trẻ sơ sinh để xem cô y tá trong clip tắm như thế có đúng không chứ nếu chỉ mình tôi đánh giá e rằng chủ quan.
Hải Yến – Benh.vn (tổng hợp)