Nhịp sống căng thẳng khiến chúng ta mệt mỏi khiến cho chất lượng giấc ngủ bị giảm sút nghiêm trọng. Việc ngủ đủ giấc có thể giúp hạn chế nhiều chứng bệnh và các vấn đề sức khỏe, cũng như giúp chúng ta tái tạo năng lượng cho ngày hôm sau. Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Vậy giờ nào trong ngày chúng ta có được giấc ngủ sâu nhất?
Mục lục
Ngủ vào giờ nào tốt ?
Bạn có biết, một người chỉ cần ngủ 2 giờ là đủ? Vậy tại sao chúng ta vẫn cần phải ngủ đủ 7 – 8 tiếng một ngày? Thực ra đó là thói quen nghỉ ngơi đã được hình thành từ lúc nhỏ. Trong các cung giờ của một ngày, tại cung giờ Tý (từ 23h – 1h; và từ 11h – 1h) lúc này giấc ngủ của chúng ta đạt chất lượng cao nhất. Nếu bạn ngủ 5 phút trong cung giờ Tý có tác dụng tương đương ngủ 6h ở các cung giờ khác.
Tại sao bạn nên nhất định phải ngủ vào cung giờ Tý trong ngày?
Theo nghiên cứu của người xưa căn cứ vào nguyên lý chuyển động của vũ trụ, địa cầu, kinh dịch, nguyên lý cân bằng âm dương khi bạn ngủ đúng và đủ giấc, bạn có thể cảm nhận được một nguồn năng lượng chạy từ tim xuống vùng đan điền (nơi bụng dưới). Đó có thể gọi là “Thủy Hỏa đều được bồi bổ”, và bạn sẽ cảm thấy tinh thần phấn chấn gấp trăm lần.
Bạn có biết: ngủ cũng có quy tắc. Từ 23h đến 3h sáng (giờ Tý và giờ Sửu) là lúc lá gan hoạt động mạnh nhất. Mật từ gan sẽ được tiết vào máu: “Nằm xuống thì máu chảy về gan, đứng dậy thì máu chảy đi”. Mật từ gan tiết vào máu, lọc bỏ chất độc, chất thải, làm cho huyết dịch trở nên tươi mới, trong sạch.
Như thế đến 100 tuổi cũng không có bệnh viêm gan hay sỏi mật. Người phải thức đêm quá nhiều, mật từ gan sẽ không được đưa đủ vào máu, huyết dịch tự nhiên không được thải độc, không được làm sạch, mật trong gan cũng không cách gì được tiết ra đều đặn. Dễ gây ra sỏi mật, u nang, viêm gan B đại tam dương (có 3 phản ứng dương tính trong 5 xét nghiệm viêm gan B) và viêm gan B tiểu tam dương (biến thể của đại tam dương). Bạn nên bắt đầu đi nằm từ 22h, lặng lẽ không nói chuyện, giấc ngủ tự nhiên sẽ đến khoảng 23h.
Cơ thể người như thế nào trong giờ ngủ
Tại cung giờ Hợi (từ 21h – 23h)
Ba kinh mạch chính của cơ thể hoạt động rất mạnh, làm thông hàng trăm kinh mạch khác. Đông y gọi ba kinh mạch này là tam tiêu, gồm thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu. Thượng tiêu là lưỡi, thực quản, tim phổi; trung tiêu là dạ dày; hạ tiêu là ruột non, ruột già, thận và bàng quang. Ngủ vào giờ Hợi thì trăm mạch đều được nhu dưỡng. Những người sống trăm tuổi thường có thói quen đi ngủ trước 21:00 giờ. Phụ nữ nếu muốn kéo dài tuổi thanh xuân thì nên đi ngủ sớm vào giờ Hợi.
Cơ thể người trong cung giờ Dần (3h-5h sáng)
Lúc kinh mạch của phổi hoạt động mạnh, đó cũng là thời điểm để rời khỏi giường, lúc đó có thể làm cho khí trong phổi được giãn ra. Cần hít thở dài và chậm để dương khí khi đi vào cơ thể êm thuận, hoàn thành sự trao đổi chất, loại bỏ được hết trọc khí (khí xấu) làm cho phổi được thanh lọc. Có như vậy thì hỗ trợ và dưỡng phổi thuận theo dương khí từ sự vận động của mặt trời, làm cho cơ thể bắt đầu một ngày mới với dương khí sung mãn.
Nếu không cơ thể sẽ mất cơ hội tốt và sẽ rất khó phát động dương khí, dương khí sẽ xuống hạ bộ thân thể, và không thể được sinh ra từ dưới mệnh môn. Như vậy sẽ tạo thành sự mất cân bằng về khí, làm tổn hại đến đến thể chất và tinh thần của bạn.
Trong cung giờ Mão từ 5h-7h sáng
Lúc kinh mạch ở đại tràng hoạt động mạnh nhất. Cơ thể người lúc này cần phải được bài xuất tất cả xú uế ra ngoài. Nếu bạn không thể rời khỏi giường vào lúc này thì đại tràng không kích hoạt đầy đủ và không cách nào hoàn thành tốt công năng trục xuất khí chất thải. Như thế sẽ hình thành độc tố đi vào cơ thể gây nguy hại cho huyết dịch cũng lục phủ ngũ tạng khác. Mặt khác, việc dậy sớm có thể gia tăng hiệu quả làm việc, tục ngữ nói: “Ba ngày sáng sớm, một ngày công”.
Cung giờ Thìn từ 7h-9h sáng
Lúc kinh mạch ở dạ dày hoạt động mạnh nhất (nhất vượng)
Cung giờ Tỵ từ 9h-11h sáng
Lúc kinh mạch ở tỳ vị hoạt động mạnh nhất. Lúc này cơ thể người có thể tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất. Nếu bạn chưa rời khỏi giường thì dịch dạ dày sẽ tích tụ nhiều làm ăn mòn, lở loét dạ dày, cơ thể tại thời điểm hấp thu tốt nhất lại không được tiếp nhận dinh dưỡng. Từ xưa tới nay, việc tích tụ dịch ở dạ dày sẽ gây ra bệnh tật và không thể tiêu hóa tốt, trung khí (khí trong dạ dày) sẽ rối loạn.
Một số phương pháp sau giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu
Ngồi xếp bằng tự nhiên trên giường, hai tay xếp chồng lên nhau để trên đùi. Hít thở tự nhiên, cảm nhận luồng không khí luân chuyển qua các lỗ chân lông theo từng nhịp nhẹ nhàng. Thả lỏng khuôn mặt, mắt nhắm hờ. Khi thấy ngáp chảy nước mắt là bạn đã đạt hiệu quả, lúc này chỉ cần ngả lưng xuống giường là bạn có thể ngủ ngay.
Xoa bóp ngón chân cái, rồi lần lượt xoa bóp các ngón chân khác và bàn chân cho đến khi thấy nóng. Xoa dần lên bắp chân và đùi cho đến khi cảm thấy buồn ngủ.
Nằm nghiêng bên phải, tay phải nắm lấy tai phải. Lòng bàn tay phải là hỏa, tai phải là nước, thế nằm nghiêng sẽ hình thành cơ chế thủy hỏa tức tế (thủy hỏa tiếp xúc nhau). Khi đó trên cơ thể hình thành cơ chế tâm thận tương giao. Thời gian lâu có thể dưỡng tâm ích thận. Tư thế này giúp bạn đi vào giấc ngủ rất nhanh.
Lời kết
Dưỡng thân thể có 3 việc lớn: một là giấc ngủ, hai là bài tiết, ba là ăn uống. Còn lại, để bắt đầu cuộc sống hàng ngày thì trang phục và các thứ khác chỉ là phụ trợ. Nên ngủ thế nào để khi thức dậy bạn cảm thấy cơ thể tràn đầy năng lượng. Hãy chăm sóc giấc ngủ quan trọng của bạn bằng việc đi ngủ sớm để kéo dài tuổi thanh xuân.
Benh.vn