Cận thị không chỉ ảnh hưởng đến tầm nhìn mà còn ảnh hưởng cả đến tâm lý của người bệnh. Một nỗi lo thường trực của người bị cận thị đó là tăng độ kính. Vậy làm thế nào để hạn chế sự tăng độ cận và giảm triệu chứng khó chịu cho mắt?
Mục lục
Cùng Benh.vn tìm hiểu:
Cách chăm sóc mắt cận thị
Theo các bác sỹ chuyên khoa, không nhất thiết phải luôn luôn đeo kính:
- Nếu cận dưới 0,75 độ thì không cần phải đeo kính thường xuyên
- Còn ở ngưỡng 1 – 2 độ thì chỉ nên đeo khi cần nhìn những vật ở xa nhằm hạn chế sự điều tiết của mắt.
- Khi cận trên 2 độ thì nên đeo kính thường xuyên hơn
Tuy nhiên, khi không phải làm việc hoặc làm những việc đơn giản nên bỏ kính thư giãn mắt. Không nên đeo kính cả ngày để tránh sự lệ thuộc vào kính. Đặc biệt, đối với mắt sau khi phẫu thuật, cần lưu ý khi ngồi làm việc trước máy tính và tivi phải đảm bảo khoảng cách, độ cao… phù hợp.
Ánh sáng có vai trò quan trọng trong việc điều tiết mắt. Nếu ánh sáng trực tiếp chiếu thẳng vào mắt hoặc nhìn mọi vật trong ánh sáng quá tối cũng gây hại cho mắt. Nếu thức thường xuyên, mắt sẽ chịu cường độ và áp lực nhiều hơn, dẫn đến tình trạng mỏi mắt, khô mắt. Do vậy, cần phải có kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe của mắt.
Những thực phẩm tốt cho đôi mắt
Thiết lập một chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế các chất kích thích lẫn thức ăn không có lợi cho mắt như đường, thuốc lá… Ngoài ra, cần bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho mắt cũng là một điều hết sức quan trọng.
Vitamin A
Vitamin A là một loại vitamin quan trọng đối với mắt, đặc biệt là mắt cận thị. Vitamin A có nhiều trong lòng đỏ trứng gà, sữa, gan động vật, các loại rau củ như mồng tơi, rau dền, rau ngót, cà chua, gấc, cà rốt…
Beta carotene
Là một tiền chất của vitamin A, có vai trò quan trọng đối với thị giác. Beta carotene có nhiều trong rau củ quả có màu vàng, cam hay xanh đậm như: cà rốt, bí đỏ, đu đủ, khoai lang…
Kẽm
Kẽm có tác dụng tăng cường lưu thông máu ở mắt, ngăn ngừa tình trạng mắt bị khô, rát, mệt mỏi, khó chịu. Kẽm có nhiều trong thịt bò, thịt gà, sò, lòng đỏ trứng…
Selen
Selen có vai trò đảm bảo sự ổn định của thị giác. Selen có nhiều trong các loại cá, tôm, cua, ốc, các loại hạt…
Vitamin B
Thiếu vitamin B1 trong một thời gian dài sẽ dẫn tới xuất huyết võng mạc giảm thị lực. Thiếu vitamin B2 khả năng hấp thu ánh sáng của mắt sẽ giảm và thường xuyên xuất hiện tình trạng ngứa, viêm bờ mi, viêm giác mạc hay đục thủy tinh thể. Thiếu Niacin sẽ dẫn tới việc thiếu hụt vitamin C, còi xương, mù ban đêm… Để bổ sung vitamin B1, B2 và niacin, nên thường xuyên ăn các loại thực phẩm như thịt nạc, gà, bò, các loại đậu, rau màu đậm, sữa, trứng…
Crom
Thiếu crom, nhãn cầu sẽ bị lồi ra, mắt sẽ tăng độ cận nhanh. Crom có nhiều trong gan bò, lòng đỏ trứng, nâm, nước ép trái nho…