Tuyến giáp là một bộ phận vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Khi tuyến giáp “bất ổn” dẫn đến các biểu hiện mệt mỏi, tăng cân, ớn lạnh, giảm ham muốn tình dục, lo lắng… Vậy, làm sao để bảo vệ tuyến giáp?
Mục lục
Vị trí tuyến giáp trong cơ thể
Vai trò của tuyến giáp
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng và lớn nhất điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Mỗi tế bào đều có một thụ thể hóc-môn tuyến giáp, gọi là T3 và T4 rất cần thiết cho hoạt động của cơ thể, nhất là tham gia vào sự tăng trưởng và phát triển của con người.
Khi tuyến giáp “đạt ở mức cho phép”, bạn sẽ cảm thấy tràn đầy tuyệt vời: Tràn đầy sức sống, năng lượng và lạc quan. Nhưng khi bộ phận này “quá yếu hay mạnh”, bạn sẽ rơi vào tình trạng “mất sức”. Các tế bào không sản xuất đúng cách với số lượng không đúng nhu cầu sẽ khiến các bộ phận trong cơ thể không thể hoạt động hiệu quả.
Trường hợp các tế bào quá ít, quá trình trao đổi chất trong cơ thể trở nên trầm trọng – đó là chứng suy giáp. Bạn thường bị béo phì, ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn và khả năng tình dục.
Ngược lại quá nhiều, sự trao đổi chất tăng lên đến tốc độ chóng mặt – đó là cường giáp. Bạn trở nên hoảng sợ, lo lắng, hệ tiêu hóa hoạt động kém, giảm cân ngay cả khi bạn ăn liên tục, cơ bắp yếu và tay bị run.
Khi tuyến giáp “trục trặc”
Đôi khi tuyến giáp bắt đầu trục trặc với những thay đổi về nội tiết tố như ở trong thai kỳ hoặc mãn kinh, bệnh tiểu đường, rối loạn tự miễn dịch hoặc có tiền sử gia đình mắc chứng rối loạn tuyến giáp. Ngoài ra, căng thẳng cũng ảnh hưởng xấu đến tuyến giáp.
Do đó khi nghi ngờ có vấn đề về tuyến giáp, bạn hãy đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp, giúp tuyến giáp khỏe mạnh trở lại.
Những thực phẩm hỗ trợ cân bằng hormone tuyến giáp
– Bổ sung Iốt và Protein qua các thực phẩm như các loại hải sản, các loại rau xanh đậm. Đặc biệt muối iốt giúp cải thiện quá trình trao đổi chất ổn định hoạt động của tuyến giáp.
Súp lơ xanh chứa nhiều dưỡng chất, chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe
– Sắt, selen và kẽm: Các chất khoáng này kích thích tuyến giáp lành mạnh. Các nguồn thực phẩm bao gồm rau cải bó xôi, thịt bò, thịt lợn, các loại hạt…
– Chất béo Omega-3: Nếu thiếu các chất béo lành mạnh, tế bào sẽ mất đi tính toàn vẹn. Cá hồi, hạt lanh, rau cải bó xôi rất giàu axit béo omega 3 giúp cải thiện sự trao đổi chất và điều trị các bệnh liên quan đến tuyến giáp.
– Vitamin A: Đây là khoáng chất quan trọng giúp T3 đi vào tế bào. Các nguồn thực phẩm chứa vitamin A là rau quả có màu vàng cam như cà rốt, khoai lang, xoài, mơ…
– Vitamin D và các loại vitamin B có mối liên quan giữa giữa thiếu hụt vitamin D và bệnh Hashimoto – nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh suy giáp. Bạn có thể tìm thấy các khoáng chất này trong các loại rau lá xanh đậm, súp lơ, củ cải đỏ, thịt lợn, gan động vật, nấm, các loại cá béo và ánh nắng mặt trời.
Những thực phẩm cần tránh
– Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đường, cà phê…
– Những thực phẩm chứa gluten có thể ảnh hưởng đến thuốc tuyến giáp và làm giảm tác dụng của nó như lúa mạch đen, lúa mạch và lúa mì.
– Thực phẩm từ sữa có thể gây bất dung nạp lactose. Do đó hãy tránh sữa và các sản phẩm sữa nếu bạn bị khó tiêu, đầy hơi, mệt mỏi sau khi sử dụng.
– Đậu nành: Tránh các sản phẩm đậu nành vì chúng cũng có thể cản trở chức năng tuyến giáp.
Benh.vn (Theo Soha.vn)