Hôn nhân đồng giới hay hôn nhân đồng tính là hôn nhân của hai người có cùng giới tính sinh học hoặc giới tính xã hội được chấp nhận về mặt luật pháp hay xã hội. Trên thế giới có nhiều quốc gia công nhận loại hôn nhân này, nhưng đại đa số quốc gia còn lại không đồng tình. Hiện, có nhiều ý kiến trái chiều về quan niệm hôn nhân đồng tính trong xã hội.
Mục lục
- 1 Ai cũng có lý lẽ riêng để biện minh cho sự phản đối hay ủng hộ
- 1.1 Pháp: Phản đối hôn nhân đồng tính
- 1.2 Châu Phi: Phạt tù người cùng giới có quan hệ tình dục
- 1.3 Một số nước châu Á: Phạt tù người cùng giới có quan hệ tình dục
- 1.4 Afghanistan và Iran:
- 1.5 Hà Lan: nước đầu tiên công nhận hôn nhân đồng tính
- 1.6 Mỹ: 9 tiểu bang hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính , trong đó có hai vùng quan trọng là New York và Washington
- 1.7 Việt Nam: chưa công nhận hôn nhân đồng tính
- 2 Số liệu về các quốc gia chấp nhận hay không chấp nhận hôn nhân đồng tính
- 3 Lời kết
Ai cũng có lý lẽ riêng để biện minh cho sự phản đối hay ủng hộ
Pháp: Phản đối hôn nhân đồng tính
Ngày 25/3/2013 cả thế giới đã chứng kiến hơn 300.000 người Pháp xuống đường tham gia cuộc biểu tình kéo dài hơn 5km để phản đối việc quốc hội nước này đang chuẩn bị hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Theo họ những đứa trẻ sinh ra trong một gia đình cần có đủ cả bố lẫn mẹ.
Biểu tình chống hôn nhân đồng tính tại Pháp
Châu Phi: Phạt tù người cùng giới có quan hệ tình dục
Một số quốc gia như Botswana, Malawi, Kenya….có thể sẽ phạt tù đến 14 năm nếu phát hiện những người cùng giới có hành vi quan hệ tình dục. Theo họ những người cùng giới có quan hệ tình dục là việc làm xấu xa, tội lỗi.
Một số nước châu Á: Phạt tù người cùng giới có quan hệ tình dục
Các nước: Brunei, Malaysia, singapore, Pakistan… nói chung có những phong tục tập quán riêng. Nhìn chung, người châu Á rất coi trọng đời sống gia đình, họ tôn vinh những người làm cha, làm mẹ. Vì vậy những người cùng giới có hành vi quan hệ tình dục sẽ bị phạt tù để làm gương cho những kẻ khác.
Afghanistan và Iran:
Các quốc gia hồi giáo rất nghiêm khắc với hành vi của người cùng giới tính có quan hệ tình dục. Quy định về hôn nhân của người hồi giáo cũng rất hà khắc vì vậy người cùng giới tính có quan hệ tình dục là một điều không thể chấp nhận. Luật pháp nước này quy định tử hình đối với tội danh này.
Hà Lan: nước đầu tiên công nhận hôn nhân đồng tính
Hà Lan là quốc gia đầu tiên chấp nhận những người đồng tính kết hôn với nhau một cách hợp pháp, tuy nhiên họ cũng phải mất một khoảng thời gian khá dài (từ giữa thập niên 1980 đến năm 2001) để tìm hiểu, nghiên cứu và tranh luận trước khi cho ra quyết định cuối cùng. Ngày 1/4/2013 vừa qua đánh dấu tròn 12 năm kể từ ngày Hà Lan đặt bước chân đầu tiên trên con đường giành quyền lợi cho người đồng tính.
Mỹ: 9 tiểu bang hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính , trong đó có hai vùng quan trọng là New York và Washington
Lần đầu tiên trong lịch sử, pháp viện tối cao của Mỹ phải xử một vụ kiện có liên quan đến quyền kết hôn của những người đồng tính ở bang California. Tâm điểm của vụ kiện này đạo luật số 8 của California được ký vào năm 2008, trong đó phủ nhận hôn nhân đồng tính. Nếu pháp viện tối cao bác bỏ đạo luật này , kết quả sẽ dẫn đến một thay đổi sâu rộng trên toàn bộ lãnh thổ nước Mỹ.
Việt Nam: chưa công nhận hôn nhân đồng tính
Quan niệm về hôn nhân đồng tính tại Việt Nam đang là đề tài được xã hội quan tâm. Dù rằng thời gian gần đây các vấn đề về hôn nhân đồng tính đã cởi mở và ‘thoải mái’ hơn rất nhiều, tuy nhiên pháp luât Việt Nam chưa công nhận hôn nhân đồng tính vì nguy cơ mất cân bằng giới tính, vì truyền thống xã hội và phong tục tập quán người Việt.
Số liệu về các quốc gia chấp nhận hay không chấp nhận hôn nhân đồng tính
Chấp nhận hôn nhân đồng tính
Tính đến nay, có 11 quốc gia chấp nhận việc kết hôn giữa những người cùng giới tính bao gồm: Hà Lan, Argentina, Bỉ , Canada, Đan Mạch, Iceland, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Nam phi và Thụy Điển.
Bên cạnh đó, có ba nước chấp nhận hôn nhân đồng tính theo từng vùng là Brazil, Mexico và Mỹ (Mỹ có 9 tiểu bang hợp pháp hóa vấn đề này , trong đó có hai vùng quan trọng là New York và Washington)
Không công nhận hôn nhân đồng tính
89 Quốc gia không công nhận hôn nhân đồng tính, 23 quốc gia dù không chính thức thừa nhận hôn nhân đồng tính nhưng lại có khái niệm kết hợp dân sự. Về mặt cơ bản, kết hợp dân sự cũng khá giống với việc kết hôn đồng tính, giúp những những người cùng giới tính được gắn kết với nhau và thừa hưởng những quyền lợi chính đáng như xin con nuôi, hưởng thừa kế, đại diện ký kết…..
Theo kết quả khảo sát trên khắp thế giới, những người phản đối hôn nhân đồng tính thường có nhiều nguyên nhân như: truyền thống xã hội, tôn giáo, lo lắng về việc mất cân bằng giới tính, sợ ảnh hưởng tương lai của những đứa trẻ được các cặp đồng tính nhận nuôi….
Tỷ lệ người phản đối thường là những người lớn tuổi, sống trong môi trường khắt khe trong khi phe ủng hộ thì ngược lại, đa số là những người trẻ, có suy nghĩ thoáng hơn. Thời gian gần đây, số người ủng hộ càng có xu hướng tăng dần.
Tổng Thống Mỹ Barrack Obama trước đây từng là người không ủng hộ hôn nhân đồng tính. Thế nhưng trong khoảng 4 năm trở lại đây, ông đã hoàn toàn thay đổi quan niệm của mình khi được tiếp xúc với nhiều người đồng tính và có thiện cảm với họ. Tháng 1- 2009, trong một bài phát biểu, Barrack Obama cho biết ông ủng hộ quyền kết hôn cho những người cùng giới và cũng không đồng tình với đạo luật số 8 của bang California vì nó vi phạm đến quyền con người.
Lời kết
Quan niệm về hôn nhân đồng tính vẫn chưa đến hồi kết thúc bởi 2 lập trường chấp nhận hoặc không chấp nhận đều dựa trên những quan điểm và lý lẽ khác nhau.
Những người đồng ý hôn nhân đồng tính dựa trên quan điểm nhân quyền trong đó: Tất cả mọi người sinh ra đều được bình đẳng, có quyền yêu thương bất cứ ai mà họ muốn và được hưởng đầy đủ quyền lợi trong xã hội…Ngược lại những người phản đối hôn nhân đồng tính dựa vào truyền thống xã hội và tôn giáo.
Tuy nhiên những người viết bài này mong muốn xã hội phát triển thuận theo lòng người, theo số đông …tức là thuận theo tự nhiên. Thiết nghĩ một xã hội ổn định và tốt đẹp cần có một gia đình “chuẩn mực” và hạnh phúc.
Benh.vn