(Phần 1)
Nhìn chung, mọi khuyến cáo áp dụng cho kháng sinh toàn thân cũng áp dụng cho kháng sinh dùng trong nhãn khoa.
Mục lục
Điểm khác biệt khi sử dụng kháng sinh trong nhãn khoa so với trong các bệnh lý khác chủ yếu liên quan đến đường dùng thuốc. Và điều mà mọi nhà nhãn khoa đều quan tâm khi sử dụng kháng sinh là đặc điểm của kháng sinh trong mắt và khả năng thấm của kháng sinh vào các tổ chức nhãn cầu.
1. Đường dùng kháng sinh trong nhãn khoa
Khuyến cáo chung về lựa chọn đường dùng kháng sinh trong nhãn khoa:
– Ưu tiên điều trị bằng đường tra mắt
– Chỉ khi điều trị bằng đường tra mắt kém hiệu quả, hoặc đối với nhiễm khuẩn nặng, cần phối hợp thêm phương pháp truyền rửa tại mắt, tiêm tại mắt hoặc các phương pháp điều trị toàn thân. [1]
1.1. Điều trị tại chỗ
Điều trị tại chỗ bao gồm: Tra thuốc tại mắt, tiêm tại mắt, truyền rửa tại mắt.
1.1.1. Tra thuốc tại mắt:
a) Chỉ định: Điều trị các nhiễm khuẩn tại mắt.
b) Ưu nhược điểm:
– Ưu điểm:
+ Kháng sinh tập trung chủ yếu tại mắt, ít hấp thu vào tuần hoàn nên hạn chế được tác dụng phụ toàn thân.
+ Thuận tiện, dễ sử dụng, người bệnh có thể tự sử dụng tại nhà theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.
– Nhược điểm:
+ Thuốc nhanh chóng bị rửa trôi, đặc biệt với thuốc tra mắt dạng lỏng.
+ Một số kháng sinh khó vượt qua được hàng rào sinh lý để tiếp cận tổ chức bị viêm.
c) 2 dạng thuốc tra mắt kháng sinh thường gặp:
– Thuốc tra mắt dạng lỏng: phải dùng nhiều lần trong ngày và không nên chớp mắt nhiều sau khi tra thuốc. Đối với thuốc ở dạng dịch treo, khi sử dụng phải lắc đều lọ thuốc để bảo đảm các thành phần thuốc được đưa vào mắt.
– Thuốc mỡ: có thời gian tồn tại ở mắt dài hơn và khả năng thấm qua giác mạc cao hơn so với thuốc nước nên có thể giảm tần suất dùng thuốc, thường được dùng vào trước khi đi ngủ. [1,2]
d) Các kháng sinh tan trong lipid (như cloramphenicol, các tetracyclin, các fluoroquinolon) dễ dàng xâm nhập biểu mô giác mạc hơn các kháng sinh tan trong nước. [4]
e) Nếu phải phối hợp nhiều loại thuốc tra mắt thì cần tra các thuốc dạng lỏng trước, thuốc dạng mỡ sau. Các thuốc tra cách nhau ít nhất 5 phút để tránh sự rửa trôi. [4]
1.1.2. Tiêm tại mắt:
a) Chỉ định
Phối hợp với đường tra mắt nhằm đưa lượng kháng sinh nhiều hơn vào vị trí nhiễm khuẩn trong mắt.
b) Ưu nhược điểm
– Ưu điểm: có thể đạt nồng độ cao của kháng sinh tại vị trí nhiễm khuẩn.
– Nhược điểm: có thể xảy ra nhiều biến chứng hơn.
c) Các phương pháp tiêm tại mắt
– Tiêm dưới kết mạc:
+ Để điều trị các bệnh phần trước của nhãn cầu và cũng được áp dụng khi kết thúc cuộc mổ để chống viêm nội nhãn. Một số loại thuốc không thấm được vào nhãn cầu qua con đường tra mắt, khi được tiêm dưới kết mạc có thể khuếch tán vào mắt qua vùng rìa giác mạc hoặc củng mạc.
+ Lượng thuốc dùng tiêm dưới kết mạc khoảng 0,25ml đến 1ml.
– Tiêm cạnh nhãn cầu:
+ Phương pháp này đặc biệt hữu ích với các thuốc ít tan trong lipid (như penicilin), không thấm vào tổ chức nhãn cầu nếu dùng đường tra mắt.
+ Có thể tiêm lidocain trước hoặc cùng lúc với tiêm kháng sinh để giảm khó chịu cho người bệnh. Thuốc tê không làm giảm hoạt lực của thuốc kháng sinh.
– Tiêm trong tiền phòng: Dùng trong những trường hợp viêm màng bồ đào nặng, nhiễm khuẩn nội nhãn hoặc trong phẫu thuật. [1,2]
– Tiêm trong dịch kính:
+ Đưa thuốc trực tiếp vào trong nhãn cầu để điều trị nhiễm khuẩn nộI nhãn nặng.
+ Lượng thuốc được dùng rất nhỏ (0,1 – 0,2ml), với nồng độ thấp vì nồng độ cao sẽ rất độc cho thủy tinh thể và võng mạc (nồng độ cho từng loại thuốc được dựa trên các nghiên cứu lâm sàng cụ thể)
+ Có thể tiêm lặp lại sau 48 – 72 giờ, tùy theo đáp ứng lâm sàng. [2,5]
1.1.3. Phương pháp truyền rửa tại mắt
Áp dụng cho một số trường hợp nhiễm khuẩn nặng (chẳng hạn viêm loét giác mạc do trực khuẩn mủ xanh), để đưa kháng sinh vào mắt được liên tục, rửa trôi các chất hoại tử và vi khuẩn gây bệnh. [1]
1.2. Điều trị toàn thân (uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch…)
– Chỉ định:
+ Được áp dụng khi thuốc tra kém hiệu quả, đối với các nhiễm khuẩn nặng hoặc bệnh ở mắt có căn nguyên toàn thân.
+ Áp dụng đối với các thuốc có khả năng xâm nhập tốt qua hàng rào máu – mắt khi dùng toàn thân.
+ Điều trị các các nhiễm khuẩn trong hốc mắt hoặc phần phụ của mắt (mi mắt, tuyến lệ và ống lệ mũi) vì hàng rào máu
– Mắt không tồn tại ở các cầu trúc này, do đó các kháng sinh dùng toàn thân sẽ dễ dàng tiếp cận với các vị trí viêm.
– Nhược điểm:
+ Thuốc vào mắt rất ít do bị cản trở bởi hàng rào máu – mắt
+ Tác dụng phụ nhiều và nặng hơn so với khi dùng đường tra mắt.
– Khả năng xâm nhập của thuốc qua hàng rào máu
– mắt phụ thuộc vào:
+ Khả năng tan trong lipid: Các thuốc dễ tan trong lipid dễ dàng đi qua đƣợc hàng rào máu – mắt. Ví dụ: Cloramphenicol, dễ tan trong lipid, thấm gấp 20 lần so với penicilin, là thuốc ít tan trong lipid. Fluoroquinolon xâm nhập tốt qua hàng rào máu – mắt.
+ Nồng độ thuốc liên kết với protein huyết tương: Chỉ ở dạng tự do, thuốc mới đi qua được hàng rào máu
– mắt. Ví dụ: Các sulfonamid tan trong lipid nhưng khả năng xâm nhập kém do liên kết cao với protein huyết tương (trên 90%). [3]
+ Tình trạng viêm của mắt: Ở mắt nhiễm khuẩn, hàng rào máu – mắt bị phá vỡ, các kháng sinh có thể vào mắt được dễ dàng hơn khi dùng theo đường toàn thân. [5]
– Điều trị toàn thân bao gồm:
+ Đường uống
+ Tiêm bắp: được dùng khi có bệnh lý tại các mô mềm hoặc các mô có nhiều mạch như tiêm kháng sinh điều
+ Tiêm tĩnh mạch: thường tiêm tĩnh mạch kháng sinh điều trị viêm nội nhãn. [2]
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong nhãn khoa của bộ Y Tế
Benh.vn