Lịch sử của kính hiển vi bắt đầu từ thời Trung cổ. Chiếc kính hiển vi đầu tiên ra đời là kết quả của rất nhiều ý tưởng và thiết kế đến từ các nhà khoa học và học giả khác nhau.
Mục lục
Ai chế tạo ra kính hiển vi
Từ năm 1590, con người đã sáng chế ra kính hiển vi, nhưng người thành công nhất trong việc chế tạo ra kính hiển vi thời đó là Lơven Hue (Antonie Leeuwenhoek) người Hà Lan, sinh năm 1632. Cha mất sớm, ông phải làm thuê cho cửa hàng buôn bán vải sợi. Suốt ngày dùng kính lúp để đánh giá các loại vải, sợi, len, dạ,…
Niềm say mê từ thuở niên thiếu đã thôi thúc ông cải tiến những chiếc kính lúp sao cho có độ phóng đại to hơn để nhìn rõ những vật nhỏ bé hơn. Vừa đi làm, ông vừa tranh thủ mài giũa các thấu kính nhỏ xíu tạo ra 419 cái thấu kính khác nhau. Ông đã chế tạo ra chiếc kính hiển vi đầu tiên. Không thoả mãn với kết quả ban đầu, ông làm đi làm lại, chế tạo ra 247 chiếc kính hiển vi khác nhau.
Ông mải mê quan sát dưới kính hiển vi mọi thứ : bựa răng, máu, râu, tóc, lá cây, những giọt nước bẩn,… Ông hết sức ngạc nhiên khi thấy trong bựa răng có những sinh vật nhỏ bé mà ông gọi là “dã thú”, bơi lội như cá măng trong nước: “trong mồm tôi số lượng chúng có lẽ còn đông hơn cả tổng vương quốc Hà Lan”.
Năm 1723 Lơven Hue qua đời, thọ 91 tuổi. Các kết quả quan sát của ông về những sinh vật nhỏ bé được giới thiệu trong 4 tập sách có nhan đê “Những bí mật của giới tự nhiên nhìn qua kính hiển vi”.
Cấu tạo kính hiển vi
Kính hiển vi (kính hiển vi quang học) có thể phóng to ảnh của vật được quan sát từ 40 – 3 000 lần. Kính hiển vi điện tử phỏng to ảnh từ 10.000 – 40.000 lần.
Một kính hiển vi gồm ba phần chính:
– Chân kính.
– Thân kính gồm:
+ Ống kính:
Thị kính (kính để mắt vào quan sát), có ghi độ phóng đại x 10 (gấp 10 lần), x 20 (gấp 20 lần),…
+ Đĩa quay gắn các vật kính.
+ Vật kính (kính sát với vật cần quan sát) có ghi độ phóng đại x 10, x 20,…
– Ốc điều chinh:
+ Ốc to
+ Ốc nhỏ.
– Bàn kính : nơi đặt tiêu bản để quan sát, có kẹp giữ.
Ngoài ra còn có gương phản chiếu ánh sáng để tập trung ánh sáng vào vật
Bảo quản kính hiển vi như thế nào
– Khi di chuyển kính phải dùng cả hai tay : một tay đỡ chân kính, một tay cầm chắc thân kính.
– Khi dùng xong phải lau kính ngay: dùng khăn bông lau thân kính, chân kính, bàn kính; dùng giấy thấm lau thị kính, vật kính.
Cách sử dụng kính hiển vi
– Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu.
– Đặt tiêu bản lên bàn kính sao cho vật mẫu nằm ở đúng trung tâm, dùng kẹp giữ tiêu bản. Hãy thận trọng không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào gương, làm như vậy dễ bị hỏng mắt.
– Mắt nhìn vật kính từ một phía của kính hiển vi, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều kim đồng hổ (vặn xuống) cho đến khi vật kính gần sát lá kính của tiêu bản.
– Mắt nhìn vào thị kính, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều angược lại (vặn lên) cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát.
– Điều chỉnh bằng ốc nhỏ để nhìn vật mẫu rõ nhất.
Kính lúp và kính hiền vi dùng đề quan sát nhũng vật nhờ bé. Kính hiển vi giúp ta nhìn được nhũng gì mát kkông nhìn thấy đuợc.
Cách sử dụng kính lúp: đề mặt kính sát vật mẫu, từ từ đua kính lên cho đến khi nhìn rõ vật.
Cách sử dụng kính hiển vi:
Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng. Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.
Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật màu.