Giác hút là một thủ thuật dùng bầu giác tạo ra bởi áp lực âm bám chắc vào đầu thai nhi, để hỗ trợ cho sản phụ rặn, cho thai sổ ra theo cơ chế đẻ.
Mục lục
- 1 1. Mô tả các phần chính của giác hút
- 2 2. Chức năng của giác hút
- 3 3. Chỉ định
- 4 4. Điều kiện
- 5 5. Kỹ thuật giác hút
- 6 6. Đặt nắp giác hút
- 7 7. Kiểm tra
- 8 8. Bơm chân không
- 9 9. Kéo
- 10 10. Tháo nắp
- 11 11. Sổ thai đỡ sinh bình thường
- 12 12. Kiểm tra đường sinh dục của mẹ và vị trí nắp giác hút ở trẻ sơ sinh
- 13 13. Tai biến
Kỹ thuật giác hút (ảnh minh họa)
1. Mô tả các phần chính của giác hút
Bộ phận kéo:
– Nắp giác hút có nhiều cỡ mang số 4, 5, 6 với các đường kính tương ứng 40mm, 50mm, 60mm
– Dây xích đi trong một ống cao su, một đầu gắn với đáy nắp giác hút một đầu gắn với tay cầm
– Tay cầm có hình chữ thập, rỗng ở trong, có hai phần
Bộ phận tạo áp xuất âm:
– Bơm hút không khí
– Bình thuỷ tinh có thể tích khoảng 650 – 1000 ml có nút cao su đậy kín, có ba lỗ để gắn với một áp kế, gắn với bơm hút chân không, gắn với một van áp suất
2. Chức năng của giác hút
Chức năng duy nhất của kỹ thuật giác hút là kéo. Lưu ý khi kéo là phương của lực kéo luôn luôn đặt thẳng góc với nắp giác hút
3. Chỉ định
– Mẹ rặn không chuyển
– Mẹ mắc bệnh nội khoa (bệnh về hô hấp, bệnh tim mạch…)
– Hội chứng tiền sản giật, sản giật
– Suy thai
4. Điều kiện
– Ngôi lọt
– Ngôi chỏm, ngôi mặt cằm trước, đầu hậu ngôi mông (forceps), ngôi chỏm (giác hút)
– Ối đã vỡ
– Cổ tử cung phải mở hết
Những yếu tố khác cần lưu ý:
– Phải biết rõ kiểu thế
– Ước trọng lượng thai
– Thông tiểu, thụt tháo
– Cắt rộng tầng sinh môn
– Có cơn co tốt (giác hút)
5. Kỹ thuật giác hút
– Chuẩn bị
- Sát khuẩn vùng âm hộ, thông tiểu, vô cảm bằng tê tại chỗ hoặc tê thần kinh thẹn. Kiểm tra lại chỉ định và điều kiện.
- Lựa chọn dụng cụ thích hợp
– Kiểm tra độ kín của hệ thống dụng cụ
– Hệ thống phải kín từ bộ phận kéo đến bộ phận hút chân không để duy trì áp suất âm trong hệ thống
6. Đặt nắp giác hút
Đặt nắp tốt nhất là vào xương chẩm, tránh các thóp các đường khớp
7. Kiểm tra
Kiểm tra không được để các mô mềm của âm đạo, cơ tử cung bị dính vào nắp giác hút
8. Bơm chân không
Bơm chân không hút không khí khỏi hệ thống đến áp suất 0,2 kg/cm2, chờ khoảng hai phút để tạo được bướu huyết thanh, đồng thời kiểm tra lại xem có bị hút mô mềm không. Sau đó tiếp tục hút đến áp suất 0,6 – 0,8 kg/cm2 chờ thêm 5 phút để da đầu hoàn toàn lấp kín nắp giác hút
9. Kéo
Động tác kéo luôn thực hiện trong khi có cơn co tử cung, phối hợp với sức rặn của mẹ
Lực kéo phải đặt thẳng góc với nắp giác hút
10. Tháo nắp
Tháo nắp giác hút khi hai bướu đỉnh đã sổ ra ngoài âm hộ. Mở van cho áp suất giảm dần, tháo nắp ra
11. Sổ thai đỡ sinh bình thường
12. Kiểm tra đường sinh dục của mẹ và vị trí nắp giác hút ở trẻ sơ sinh
13. Tai biến
Tai biến cho mẹ
– Vỡ tử cung
– Rách cổ tử cung, âm đạo, tầng sinh môn
– Bí tiểu sau sinh
– Dò bàng quang – âm đạo
– Sa sinh dục
Tai biến cho con
– Trầy da đầu
– Tụ máu dưới da
– Xuất huyết não, màng não
– Ảnh hướng phát triển, vận động
Benh.vn