Ở trẻ nhỏ, thiếu hay thừa canxi cũng đều không tốt cho sức khỏe và sự phát triển về thể chất. Vậy thiếu canxi gây ra tác hại gì, thừa canxi sẽ ảnh hưởng ra sao và làm thế nào để biết trẻ đang thừa hay thiếu canxi để có cách chăm sóc phù hợp các bậc cha mẹ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Mục lục
Tác hại của thiếu canxi và thừa canxi
Thiếu canxi gây hại cho cơ thể và thừa canxi cũng gây nguy hiểm. Do đó nhận biết được sớm tình trạng thiếu canxi và thừa canxi là rất quan trọng.
Tác hại của việc thiếu canxi
- Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương và răng, và đây cũng là nơi chứa nhiều canxi nhất trong cơ thể (chiếm 99%; 1% canxi còn lại tập trung trong máu và các mô mềm). Đủ canxi sẽ giúp bé cao lớn, răng mọc đều và đẹp.
- Trẻ hiếu canxi máu (ion canxi) hay khóc đêm, khó ngủ, hay cáu gắt, không tập trung cho nên học tập sa sút, nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng co giật các cơ (chân, tay, mặt, miệng méo).
- Nếu thiếu canxi kéo dài, trẻ sẽ mắc bệnh còi xương. Còi xương là bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ đang trong thời kỳ phát triển nhanh làm trẻ tăng trưởng kém, chậm mọc răng, chậm phát triển chiều cao, chân vòng kiềng, biến dạng xương, gây biến dạng lồng ngực, xương sọ hoặc biến dạng khung xương chậu, nguy hiểm nhất là xảy ra ở bé gái, khi lớn lên, sinh nở sẽ gặp khó khăn.
Nếu thiếu canxi kéo dài, trẻ sẽ mắc bệnh còi xương, chân vòng kiềng, biến dạng xương sợ, khung xương chậu…
Tác hại của việc thừa canxi
Nếu trẻ bị thừa canxi thì sẽ gặp nguy cơ bị vôi hóa thận, sỏi mật, giảm chức năng thận, giảm hấp thu các chất khoáng khác như sắt, kẽm, magie, photpho…khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.
Dấu hiệu nhận biết trẻ đang thiếu hay thừa canxi
Khi nhận thấy các dấu hiệu thiếu canxi và thừa canxi ở trẻ, cha mẹ cần điều chỉnh chế độ chăm sóc càng sớm càng tốt.
Dấu hiệu trẻ bị thiếu canxi
Trẻ cần lượng canxi khác nhau trong mỗi giai đoạn phát triển, chính vì thế biểu hiện của việc thiếu canxi qua các giai đoạn cũng khác nhau.
Giai đoạn sơ sinh:
- Khi ngủ trẻ thường quấy khóc hay giật mình, đặc biệt khóc nhiều giờ.
- Trẻ có dấu hiệu khó thở, co cứng toàn thân, nôn trớ, đỏ hoặc tím mặt.
- Một số trường hợp nặng, trẻ có thể thở nhanh, tim đập nhanh và mạnh.
Nguồn canxi chủ yếu lúc này của trẻ là sữa mẹ, cho nên nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu trên, thì mẹ cần đưa trẻ đi khám dinh dưỡng gấp và xem xét lại khẩu phần ăn, bổ sung đủ chất để có nguồn sữa mẹ tốt nhất cho con.
Giai đoạn 6 tháng tuổi trở lên
- Trẻ ra nhiều mồ hôi vùng đầu và sau gáy, rụng tóc hình vành khăn.
- Đầu trẻ bị bẹp, quấy khóc nhiều về đêm…Đây là giai đoạn trẻ cần rất nhiều canxi cho việc phát triển thể chất và phát triển chiều cao. Thiếu canxi trong giai đoạn này sẽ khiến trẻ chậm mọc răng, chậm biết bò, đứng hoặc đi, và đặc biệt chậm phát triển chiều cao nên nếu trong thời gian 2 tháng trở lên mà mẹ không thấy có sự phát triển chiều cao ở trẻ thì có nguy cơ cao trẻ thiếu canxi.
Thừa canxi, trẻ có thể bị táo bón, mệt hỏi, buồn nôn, biếng ăn.
Dấu hiệu trẻ thừa canxi
Canxi vô cùng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhưng nếu được cung cấp quá nhiều sẽ đem lại những biến chứng xấu cho sức khỏe. Những dấu hiệu sau cho thấy trẻ bị thừa canxi:
- Trẻ có thể bị táo bón, mệt hỏi, buồn nôn, biếng ăn.
- Nặng hơn trẻ có thể có các dấu hiệu như đau xương, đau cơ, đi tiểu nhiều, tăng canxi trong máu.
Lời kết
Thiếu hay thừa canxi cũng đều không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ, thậm chí có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và kịp thời. Để trẻ luôn khỏe mạnh các bậc cha mẹ nên chú ý theo dõi sự phát triển về thể chất của trẻ thường xuyên và đều đặn hàng tháng để có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng đắn. Tự ý bổ sung canxi quá nhiều cho trẻ cũng không hề tốt mà còn có thể phản tác dụng gây hại cho sức khỏe trẻ nên các gia đình trước khi cho con uống bổ sung canxi nên tìm hiểu thật kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ.