Nắng nóng kéo dài với nền nhiệt từ 36 đến 39 0 C khiến nhiều người đổ bệnh, trong đó tỷ lệ trẻ em và người cao tuổi chiếm đa số. Nền nhiệt cao là nguyên nhân khiến cơ thể nóng bức, mệt mỏi, chán ăn…
Mục lục
Vậy, làm thế nào để bảo vệ sức khỏe khi nắng nóng kéo dài?
Tìm hiểu về mùa hạ
Mùa hạ là mùa có thời gian ban ngày dài nhất và nóng nhất trong năm. Nền nhiệt ở các quốc gia khác nhau theo vĩ độ.
Ở vĩ độ cao, thời gian chạng vạng chỉ kéo dài trong vài giờ, càng lên cao hơn thì thời gian chạng vạng càng ngắn lại. Ở Việt Nam, mùa hạ kéo dài từ tháng 5 đến cuối tháng 8.
Nắng nóng kéo dài dẫn đến nguy cơ gì?
+ Phù do nhiệt (heat edema).
+ Chuột rút (vọp bẻ).
+ Kiệt sức do nắng nóng.
+ Gây tổn thương nhiều cơ quan.
+ Tử vong…
Nắng nóng gây phù nhiệt, kiệt sức….(Ảnh minh họa)
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh
+ Nắng nóng.
+ Lao động.
+ Vận động ra nhiều mồ hôi.
+ Mặc nhiều quần áo khó thoát nhiệt.
+ Người béo phì.
+ Trẻ em dưới 4 tuổi (rất nhạy cảm với thời tiết).
+ Người già trên 70 tuổi (cơ thể phản ứng chậm với sự thay đổi nhiệt độ).
+ Người bị suy tim, các bệnh tâm thần, nghiện rượu, bỏng rộng…
Trẻ em, người béo phì, người cao tuổi…dễ bị say nắng, cảm nắng
Phương pháp bảo vệ sức khỏe khi nắng nóng kéo dài
Chế độ ăn thanh nhiệt, đảm bảo vitamin và khoáng chất
Nguyên nhân:
+ Nắng nóng khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước nên cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng, các vitamin, khoáng chất thiếu hụt của cơ thể.
Giải pháp:
+ Bổ sung các thức ăn thanh nhiệt: cháo đậu xanh, canh bí, mùng tơi, mướp xào…cung cấp nhiều vitamin và làm mát cơ thể.
+ Tránh các thực phẩm nóng, nhiều dầu mỡ: thịt lợn chiên, gà quay…khiến cơ thể thêm nóng bức, khó tiêu hóa…
Uống nhiều nước
Nguyên nhân:
Do thời tiết nóng bức, cơ thể cần được bổ sung chất lỏng để cân bằng nhiệt trong cơ thể.
Giải pháp:
+ Uống từ 2 đến 2,5 lit/ngày, uống bất cứ lúc nào (không nên để cơ thể cảm thấy khát mới uống nước).
+ Người lao động nặng nhọc cần uống tối thiểu 3 cốc nước mát mỗi giờ.
Lưu ý:
+ Không uống các loại chất lỏng có chứa cồn hoặc quá nhiều chất đường bởi chúng chỉ làm cơ thể thêm mất nước.
+ Tránh các loại đồ uống lạnh vì nó có thể gây co dạ dày (“chuột rút”).
Uống từ 2 đến 2,5 lit nước/ngày để đảm bảo đủ lượng nước cho cơ thể
Bổ sung muối và khoáng chất
Nguyên nhân:
+ Khi ra nhiều mồ hôi là cơ thể mất đi muối và các khoáng chất khiến cơ thể mệt mỏi.
Giải pháp:
+ Uống nước hoa quả: nước chanh, cam, mơ…(pha thêm một chút muối).
+ Uống các loại nước dành cho người chơi thể thao để bổ sung muối và khoáng chất.
Đeo kính râm, mặc quần áo phù hợp khi ra nắng
Nguyên nhân:
+ Nắng gay gắt làm ảnh hưởng tới khả năng tự làm mát của cơ thể và gây mất nước.
+ Nắng, tia tử ngoại làm ảnh hưởng tới mắt và làn da.
Giải pháp:
+ Chọn loại quần áo làm từ chất liệu nhẹ, sáng màu, thấm mồ hôi, không bó sát.
+ Đội mũ rộng vành, đeo kính râm, bôi kem chống nắng có độ SPF từ 15 trở lên (trước khi ra khỏi nhà 30 phút).
Đội mũ, đeo kính râm, bôi kem chống nắng…khi lưu thông trên đường
Sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý
Nguyên nhân:
+ Sắp xếp thời gian làm việc phù hợp (đặc biệt là những người làm việc ngoài trời) để tránh nắng nóng ảnh hưởng đến sức khỏe và tiến độ công việc.
+ Giúp cơ thể tự điều chỉnh nhiệt độ để thích ứng với thời tiết.
Giải pháp:
+ Những người làm việc ngoài trời cần nghỉ trưa sớm và kéo dài: từ 11h đến 14h (khoảng thời gian nắng nóng dữ dội nhất) để đảm bảo sức khỏe, tránh cảm nắng, say nắng…
+ Thời gian nghỉ giúp cơ thể tự điều chỉnh nhiệt độ, tái tạo sức lao động và thích ứng với thời tiết.
Không nên gắng sức
Nguyên nhân:
+ Nền nhiệt cao, làm việc gắng sức sẽ tăng gánh nặng cho tim, gây mệt mỏi, khó thở…
Giải pháp:
+ Nên bắt đầu công việc với cường độ chậm rồi tăng dần.
+ Khi thấy đuối sức, thở dốc, hoa mắt, chóng mặt nên chọn chỗ mát để ngồi nghỉ.
+ Nên bố trí công việc trong môi trường có quạt, điều hòa sẽ giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt.
Hạn chế tối đa ra nắng vào buổi trưa
Nguyên nhân:
+ Buổi trưa (11h30 đến 14h30) là khoảng thời gian nhiệt độ lên cao nhất trong ngày, vì vậy dễ gây cảm nắng, say nắng.
Hạn chế ra ngoài từ 11h30 đến 14h30 để tránh say nắng, cảm nắng
+ Sau thời gian làm việc (buổi sáng) cơ thể đã mệt mỏi dễ bị tác động bởi ngoại cảnh (thời tiết).
Giải pháp:
+ Nghỉ ngơi tại chỗ (ăn cơm hộp, chuẩn bị thức ăn mang theo..)
Lời kết
Mùa hè là khoảng thời gian dài nhất trong năm, nền nhiệt trong thời gian cao điểm có thể lên tới 40 độ C khiến cho con người mệt mỏi, dễ bị say nắng, cảm nắng….
Vì vậy, để tăng cường sức khỏe trong ngày hè, chúng ta cần đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt cần thường xuyên uống nước:oresol, nước chanh pha đường muối, nước trái cây, nước khoáng… để bổ sung lượng nước thiếu hụt cho cơ thể.
Để tránh bị say nắng, cảm nắng, khi lưu thông ngoài đường cần mặc quần dài, áo dài tay, đội nón mũ rộng vành, đeo kính…. Trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều, người già và trẻ em không nên ra ngoài đường…
Hải Yến – Benh.vn