Thuốc là những chất rất đặc biệt. Thuốc giúp chúng ta giảm đau nhức, thuốc dùng để trị cảm, cúm, nhiễm trùng, thuốc đôi khi cũng chỉ dùng để bồi bổ sức khỏe v.v… Nhưng sử dụng thuốc thế nào cho đúng là việc rất quan trọng, nhất là đối với người già và trẻ sơ sinh.
Mục lục
Tại Canada, tuy chỉ chiếm có 12% dân số, nhưng giới cao niên đã tiêu thụ hàng năm từ 28% đến 40% số dược phẩm được kê toa. Chưa kể những loại được mua bán tự do trên thị trường. Dù là thuốc có toa hoặc không có toa, nếu sử dụng không đúng cách sẽ không những trị được bệnh mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dùng.
1. Để dùng thuốc đúng cách cần tuân thủ
Đúng thuốc: Trước khi uống thuốc bạn nên kiểm tra tên thuốc cũng như hạn sử dụng của thuốc trước khi uống. Thuốc cần phải được đựng trong chai lọ nguyên thủy (lọ của chính nó) để tránh nhầm lẩn với các thuốc khác.
Đúng người: Thuốc của ai thì người ấy dùng, lý do là bệnh trạng mỗi người mỗi khác nhau. Phân lượng của món thuốc và thời gian trị liệu được căn cứ trên thể trọng và tình trạng bệnh lý cá biệt của mổi bệnh nhân . Không nên đưa thuốc của mình cho người nào khác uống vì tưởng rằng bệnh của họ cũng giống như bệnh của mình.
Đúng lúc: Muốn được hiệu nghiệm, thuốc cần nên uống cho đúng lúc.
Đúng liều: Phải uống đúng liều bác sĩ đã ghi trong đơn.
Đúng cách: Thuốc phải được sử dụng đúng cách. Có thuốc phải nhai nhỏ, có thuốc dùng để ngậm dưới lưỡi hoặc có loại để hít, để xịt vào mũi, hay có loại dùng để bôi ngoài da, để nhỏ vào mắt, thứ để dán như tem, hoặc có thứ để bơm hay để nhét v.v….
2. Lưu ý khi sử dụng thuốc không kê đơn
Các loại thuốc bán tự do, mua không cần có đơn được gọi là OTC (over the counter). Những loại thuốc này được sử dụng tự do để trị các bệnh thông thường như ho hen, cảm cúm, nhức đầu, tiêu chảy, bồi dưỡng sức khoẻ v.v…Tuy vậy, một vài loại thuốc nếu dùng không đúng cũng có thể có hại cho sức khoẻ. Chẳng hạn như một số thuốc nhỏ mũi có tính gây nghiện, các thuốc dùng để giảm đau nhức nhưng có hại cho dạ dày và có một số thuốc có thể ảnh hưởng đối với những người cáo huyết áp như thuốc trị nghẹt mũi (décongestionnant)
Các ký hiệu chỉ dẫn và cảnh báo cần lưu ý
Để giúp người tiêu thụ sử dụng thuốc OTC một cách an toàn, Ordre des Pharmaciens du Québec, Canada đã đề ra các ký hiệu (code médicament) chỉ dẫn và cảnh giác, gồm có 6 mẫu ký tự : A, H, X, B, D, E . Tùy theo từng loại thuốc, một hoặc nhiều mẩu tự vừa kể sẽ được ghi phía trên nhản giá tiền dán trên hộp thuốc . Các ký hiệu A, H, X có tính chỉ dẫn chung chung cho tất cả mọi người .
- A: Gây buồn ngủ, tránh uống chung với rượu, hoặc với các thuốc an thần, nhất là lúc bạn phải lái xe .
- H: Gây nghiện nếu uống thường xuyên.
- X: Hãy coi chừng, nên tham khảo trước với các dược sĩ .
Các ký hiệu B, D, E chủ đích nhắm vào các đối tượng đang có vấn đề sức khỏe khá đặc biệt như :
- B: Chống chỉ định (contre- indication), có hại nếu bạn đang bị bệnh cao máu, bị phì đại tiền liệt tuyến, bị bướu cổ (goitre), bị cường giáp trạng (hyperthyroidie), hoặc bạn đang uống thuốc trị trầm cảm (antidépresseurs) .
- D: Có chứa chất aspirine nên không hợp (intolérance) nếu bạn đang bị chứng thống phong (goutte), loét dạ dày, suyễn, hoặc nếu bạn đang uống các loại thuốc kháng đông (anticoagulants) để làm loãng máu.
- E: Không được uống nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường, có thể có phản ứng phụ bất lợi.
Tại Quebec, Canada, bạn có thể nhờ dược sĩ lập cho một thẻ ký hiệu cá nhân, gọi là mã thuốc cá nhân có ghi mẫu tự thích hợp với tình trạng sức khoẻ của bạn để biết mà ngừa và tránh sử dụng những loại thuốc có cùng ký hiệu ghi trong thẻ.
Một số nước uống nên tránh uống kèm với thuốc
Nên uống thuốc với 1 ly nước nguội
Cách an toàn nhất và cũng đơn giản nhất là nên uống thuốc với nước nguội. Sữa và nước trái cây có thể tương tác một cách bất lợi với một số thuốc.
Sữa:
Nếu uống thuốc kháng sinh Tetracycline hoặc Cipro với sữa, chất calcium trong sữa sẽ kết hợp với một số chất trong thuốc để tạo ra một hỗn hợp không thể hấp thụ được. Các loại thuốc trị nấm như Griseofulvin, Ketoconazole (Nizoral) cũng nên tránh dùng chung với sữa hoặc với các thức ăn có sữa như fromage, yogurt…
Nước trái cây:
Tránh uống các loại nước trái cây có tính chua với Penicilline (Amoxicilline, Ampicilline) thuốc sẽ bị giảm tác dụng. Nước bưởi cũng không nên uống chung với các thuốc trị cao áp huyết (Adalat, Plendil , với các thuốc giảm cholesterol (Lipitor, Mevacor, Zocor) với thuốc trị lo âu mất ngủ hay suy nhược tinh thần (Valium, Halcion, Paxil, Desyrel, Anafranil).
Nước trà:
Nước trà cũng không nên uống chung với những thực phẩm chức năng có chứa chất sắt vì nó sẽ cho ra 1 hỗn hợp không thể hấp thụ được.
Rượu:
Nên tránh rượu, tránh uống beer chung với các loại thuốc an thần, các thuốc có Codéine hoặc các thuốc chống dị ứng thường được gọi là các loại antihistamines (kháng histamin). Rượu sẽ làm tăng tính ngầy ngật, buồn ngủ rất là nguy hiểm nếu bạn phải lái xe hay điều khiển máy móc.
3. Thời điểm nên uống thuốc tốt nhất
Uống buổi sáng hay buổi tối
Để tránh các phản ứng phụ, cũng như để có kết quả tốt, chúng ta nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và dược sĩ về cách dùng thuốc. Một vài loại thuốc trị cholesterol sẽ hữu hiệu hơn nếu được uống lúc ăn cơm chiều vì cholesterol thường được cơ thể sản xuất nhiều lúc về đêm. Các thuốc trị bệnh liên quan đến tuyến giáp trạng cũng như các loại thuốc cortisones nên uống vào buổi sáng để tôn trọng chu trình sinh học tự nhiên của cơ thể .
Uống lúc no hay lúc đói
Có thuốc sẽ bị giảm tác dụng nếu được uống lúc ăn hay lúc no bụng. Bụng trống hay bụng đói được quy định là 1 giờ trước bữa ăn hoặc là 2 giờ sau khi ăn xong. Một vài loại thuốc trị bệnh loãng xương (ostéoporose) như Actonel (risedronate sodium) nên được uống lúc bụng đói mới hiệu quả.
Nên uống Tetracycline ít nhất 2 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi ăn. Pénicilline nên uống lúc bụng đói. Các loại thuốc làm giảm viêm sưng và chống đau nhức (Aspirine, Tylénol, Advil, Naproxen … ) có khuynh hướng làm ảnh hưởng dạ dày nên uống lúc no. Các thuốc làm dãn cơ và các supplément calcium cũng vậy nên được uống khi vừa ăn xong .
4. Phân loại thuốc theo thời gian (uống khi cần, uống liên tục, uống dài hạn)
Thuốc uống khi cần:
Các loại thuốc chỉ uống khi nào cần thiết như các thuốc trị tiêu chảy, thuốc trị bụng đầy hơi, giảm đau hoặc các loại thuốc ngủ.
Thuốc cần uống thường xuyên (mỗi ngày):
Ngược lại có những thuốc cần phải được uống thường xuyên mỗi ngày và trong 1 thời gian lâu dài theo lời dặn của bác sĩ ví dụ như thuốc trị cao
Benh.vn