Khi thời tiết chuyển mùa hoặc cuối mùa, mưa nắng thất thường, thời tiết liên tục thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại lạnh sang nóng…khiến cơ thể dễ bị tác động, đặc biệt là những người có hệ hô hấp, làn da nhạy cảm với thời tiết gây mẩn ngứa, nổi mề đay, hắt xì hơi…ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Mục lục
- 1 Mẹo phòng tránh dị ứng khi thời tiết giao mùa
- 1.1 Giữ ấm cơ thể
- 1.2 Rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý
- 1.3 Rửa tay thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn
- 1.4 Bổ sung axit folic và các thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch
- 1.5 Hạn chế ăn hải sản, uống rượu bia
- 1.6 Hạn chế một số gia vị cay, nóng
- 1.7 Dọn dẹp nhà cửa, lau nhà bằng chất diệt khuẩn
- 1.8 Vệ sinh thường xuyên cho vật nuôi
- 1.9 Tập thể dục thường xuyên
- 2 Lời kết
Để loại bỏ các vấn đề khó chịu trên, Benh.vn sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu những mẹo phòng tránh dị ứng rất đơn giản mà hiệu quả.
Mẹo phòng tránh dị ứng khi thời tiết giao mùa
Giữ ấm cơ thể
Thời tiết chuyển mùa cùng với không khí ô nhiễm là nguyên nhân chính gây nên các bệnh liên quan tới mũi như: viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mãn tính và các bệnh về da liễu.
Vì vậy, giữ ấm cơ thể (đầu, cổ, chân, tay) đeo khẩu trang khi ra đường để tránh các hiện tượng hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa, nổi mề đay…là việc làm cần thiết.
Rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý
Rửa mũi thường xuyên 3 lần/tuần bằng nước muối sinh lý giúp loại bỏ bụi, các loại phấn hoa bám trong các hốc mũi… hạn chế hiện tượng chảy nước mũi và hắt xì hơi khi thời tiết giao mùa.
Rửa mũi 3 lần/tuần bằng nước muối sinh lý để hạn chế chảy nước mũi, hắt xì hơi.
Rửa tay thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn
Thói quen rửa tay sạch sẽ hàng ngày, rửa đúng cách bằng dung dịch sát khuẩn giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh nguy hiểm lây lan qua con đường tay miệng khi thời tiết giao mùa.
Bổ sung axit folic và các thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch
Axit folic là nguồn dinh dưỡng lớn giúp cơ thể chống dị ứng. Axit folic có trong bánh mỳ, đậu, hạt hướng dương, quả bơ…
Các loại thực phẩm tăng cường miễn dịch gồm: nấm kim châm (chứa một protein có thể ức chế bệnh eczema, mề đay, hen suyễn, viêm mũ dị ứng…), cà rốt (giúp ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng phấn hoa, viêm da dị ứng và phản ứng dị ứng khác), táo tàu (chứa lượng lớn các chất chống dị ứng như cyclic, adenosine monophosphate có thể ngăn chặn sự xuất hiện các triệu chứng của bệnh dị ứng). Bên cạnh đó, các axit béo omega-3 trong cá hồi, cá mòi, cá trích, cá tuyết và cá thu cũng có thể chống viêm nhiễm, dị ứng.
Tăng cường các thực phẩm giàu axit folic để chống dị ứng & tăng cường hệ miễn dịch.
Bổ sung axit folic và các thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể loại bỏ và chống lại các tác nhân gây ảnh hưởng đến cơ thể.
Hạn chế ăn hải sản, uống rượu bia
Khi bị ngứa cần hạn chế ăn các chất tanh bao gồm loại hải sản như: hào, tôm, cua, tránh các chất kích thích như: rượu, bia và thuốc lá…
Hạn chế một số gia vị cay, nóng
Mù tạt và ớt cay có thể kích thích niêm mạc mũi, khiến cho mặt đỏ bừng. Nghệ tươi có thể gây cảm giác ngột ngạt, khó thở (đặc biệt ở những người bị viêm xoang). Vì vậy khi thay đổi thời tiết cần tránh các loại gia vị này.
Hạn chế ăn các gia vị cay nóng như mù tạt, ớt cay, nghệ tươi…
Dọn dẹp nhà cửa, lau nhà bằng chất diệt khuẩn
Mỗi tuần một lần, lau nhà với nước có tinh chất Hypoallergenic (không tạo ra dị ứng), dọn dẹp giường chiếu với nước nóng (130oC) để diệt lông sâu bọ, phấn hoa giúp hạn chế các mầm mống gây dị ứng.
Vệ sinh thường xuyên cho vật nuôi
Giao mùa là thời gian các loại vật nuôi thay lông, vì vậy các chú cún đáng yêu cũng là nơi ẩn chứa nhiều chất gây dị ứng giống như phấn hoa khi chúng ta ôm, vuốt ve và đùa nghịch với chúng.
Vì vậy, cần thường xuyên vệ sinh bộ lông và toàn bộ cơ thể cho vật nuôi bằng khăn ẩm trước khi cho thú cưng vào nhà để hạn chế các hiện tượng dị ứng.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể trao đổi chất, loại bỏ các độc tố qua tuyến mồ hôi, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và phòng bệnh khi giao mùa.
Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể trao đổi chất, tăng cường hệ miễn dịch…
Lời kết
Do đặc điểm của vùng khí hậu nhiệt đới nên Việt Nam có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Trong khoảng thời gian giao mùa, nhiệt độ thường thay đổi tử nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng gây ra các hiện tượng dị ứng như: mẩn ngứa, nổi mề đay trên da, hắt hơi, chảy nước mũi…
Để phòng ngừa dị ứng, chúng ta cần: giữ ấm cơ thể, đeo khẩu trang ra đường để tránh chảy nước mũi, hắt xì hơi; bổ sung các thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch; rửa tay, rửa mũi thường xuyên bằng nước diệt khuẩn giúp hạn chế các tác nhân gây bệnh; không ăn các gia vị cay, nóng; tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể…
Benh.vn