Alzheimer căn bệnh nguy hiểm chiếm 60-70% chứng mất trí ở người là nỗi lo ngại của nhân loại toàn cầu. Để ngăn chặn bệnh ngày càng phát triển, các nhà khoa học Mỹ đã xác định được sự thay đổi của một gene trong tế bào đặc trưng ở não mang tên Microglia có thể liên quan đến căn bệnh Alzheimer.
Alzheimer nguy hiểm như thế nào
Alzheimer là căn bệnh rối loạn não bộ không chữa được, từ từ hủy hoại trí nhớ và kỹ năng tư duy của người bệnh, cuối cùng người bệnh không còn khả năng thực hiện những động tác đơn giản nhất. Theo thống kê, hầu hết những người mắc Alzheimer xuất hiện triệu trứng ban đầu ở độ tuổi ngoài 60.
Theo Viện nghiên cứu quốc gia về y tế của Mỹ, có khoảng hơn 5 triệu người Mỹ mắc Alzheimer và là căn bệnh xếp thứ 6 trong các nguyên nhân dẫn đến tử vong ở Mỹ.
Mỹ phát hiện nguồn gốc biến đối tế bào ở bệnh Alzheimer
Gen ANK1 liên quan đến thoái hóa, viêm nhiễm nơron thần kinh
Kết quả đăng trên tạp chí khoa học PLoS ONE cho thấy, loại gene được nghiên cứu là ANK1, gene quyết định trong ba loại tế bào đặc trưng – gồm tế bào thần kinh đệm Microglia, tế bào hình sao và nơron thần kinh, sinh ra từ phần não bộ được gọi là đồi hải mã ở những người mắc căn bệnh Alzheimer.
Sử dụng phương pháp tách tế bào đặc biệt, nhóm nghiên cứu của trường đại học Arizona và Viện nghiên cứu biến đổi gene (TGen) xác định sự thay đổi biểu hiện của gene ANK1 ở bệnh nhân Alzheimer xuất phát từ tế bào Microglia. Theo đó, trong phần não bộ đồi hải mã, một cấu trúc vành nhỏ chịu trách nhiệm về trí nhớ, gene ANK1 trong tế bào Microglia của bệnh nhân Alzheimer nhiều gấp 4 lần bình thường.
Nghiên cứu cũng phát hiện gene ANK1 tăng rõ rệt trong tế bào Microglia ở đồi hải mã của các bệnh nhân mắc chứng thẩm phân phúc mạc (PD). Qua đó, các nhà nghiên cứu nhận định những thay đổi về gene ANK1, ít nhất là ở tế bào Microglia, mặc dù không phải là đặc trưng bệnh nhưng là một biểu hiện liên quan đến sự thoái hóa hoặc viêm nhiễm nơron thần kinh.
Cẩm nang y học Benh.vn
Benh.vn (Theo TTXVN)