Xã hội phát triển thì việc cho con học tiếng Anh là một nhu cầu tất yếu đối với các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh, đặc biệt là những phụ huynh có con ở lứa tuổi mầm non, đang băn khoăn, không biết có nên cho con mình bắt đầu làm quen và học tiếng Anh từ độ tuổi nào, phương pháp học ra sao để đem lại hiệu quả.
Mục lục
Vậy, nên cho trẻ học tiếng Anh ở độ tuổi nào?
Sự phát triển não bộ của trẻ mẫu giáo
+ Yếu tố di truyền quy định 30% – 60% hệ thống nơ-ron thần kinh não bộ trong khi môi trường của trẻ em quy định từ 40% – 70%.
+ Não biến đổi thông qua quá trình tạo ra các kết nối (có thể không đạt tới câu trả lời hay giải pháp cần thiết).
+ Tính mềm dẻo của não bộ là khả năng xử lý các kích thích não nhận được, mở rộng các kết nối và phát triển quá trình xử lý thông tin hiệu quả hơn và nhanh chóng hơn.
+ Môi trường tác động có thể ảnh hưởng đến chỉ số IQ của một đứa trẻ (thường từ 20 điểm nhưng có thể tăng lên hoặc giảm xuống).
+ Bộ não được phát triển nhanh nhất và hiệu quả nhất khi trẻ được giáo dục sớm.
+ 50% khả năng học tập của trẻ hình thành trong giai đoạn trẻ 5 tuổi và 80% hình thành trong giai đoạn trẻ 8 tuổi, đây chính là cửa sổ cơ hội quý giá của mỗi con người.
Cho trẻ học tiếng Anh ở tuổi nào
+ Từ khi biết nói.
+ Từ 3 đến 5 tuổi.
+ Từ lớp 1…
Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ
+ Làm cho việc học của trẻ trở lên vui vẻ.
+ Kết hợp học và chơi.
+ Kết hợp chơi và học.
+ Học bằng tất cả các giác quan: nghe, nhìn, nếm, ngửi, kết nối giữa cái đang học với vật thật…
Học tiếng Anh gắn liền với các trò chơi (Ảnh minh họa)
+ Tạo cho trẻ học ở những tình huống thích hợp, gắn với các trò chơi, lựa chọn ngữ điệu thích hợp…
+ Hỗ trợ thêm các phương tiện, giáo trình thích hợp cho từng lứa tuổi….
Cho trẻ học tiếng Anh ở đâu
+ Hệ thống giáo dục quốc tế trên cả nước (tiếp xúc trực tiếp với giáo viên bản ngữ)
+ Hệ thống giáo dục Việt Nam với đội ngũ giáo viên được đào tạo chuẩn.
Những nguyên tắc khi cho trẻ học tiếng Anh
+ Chơi hơn dạy.
+ Hoạt động, hình ảnh hơn lý thuyết.
+ Học cụ hơn giáo trình.
+ Nói nhiều hơn nghe, viết.
+ Bắt chước hơn ngữ pháp.
+ Vui hơn cho điểm.
Ý kiến của chuyên gia
Theo Tiến sĩ Elaine Schneider
“Não bộ chúng ta được cấu tạo theo cách của tất cả những người bình thường, dù là ở nước nào, đều có khả năng học được nhiều ngoại ngữ, kể cả học cùng lúc. Trẻ sơ sinh cũng có khả năng đó.
Não bộ của trẻ nhỏ giống như miếng bọt biển hút các thông tin xung quanh. Nếu chúng ta giới thiệu ngoại ngữ càng sớm, khả năng “hút” của miếng bọt biển này càng mạnh hơn. Ngoài ra, cấu tạo của các cơ quan nghe và phát âm ở trẻ nhỏ cũng giúp dễ bắt chước các cách phát âm khác nhau hơn. Nên bắt đầu giới thiệu ngoại ngữ cho trẻ từ trước 6 tuổi, đợi đến 7 tuổi đã là trễ, nhưng nhìn chung: càng sớm càng tốt.
Đừng tưởng rằng trẻ sơ sinh không học ngôn ngữ, các em chưa nói, nhưng vẫn nghe, quan sát, tiếp nhận và nhớ ngôn ngữ. Khi họ nói chuyện với đứa con bé xíu của mình, họ có sợ bé không hiểu không? Họ vẫn cứ nói, nói và nói, còn trẻ thì nghe, nghe và nghe, cho tới một ngày tự động bật ra nói.
Dạy ngoại ngữ cho trẻ như cách dạy tiếng mẹ đẻ (Ảnh minh họa)
Vì vậy, hãy dạy ngoại ngữ cho trẻ y như cách dạy tiếng mẹ đẻ. Đó là cách hiệu quả nhất. Chúng ta có thể giới thiệu các từ bằng cả tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ. Ngày nào cũng vậy, lặp đi lặp lại, trẻ sẽ tiếp nhận ngôn ngữ một cách rất đơn giản”
Tiến sĩ Phạm Đăng Bình – Khoa Ngôn ngữ và văn hoá Anh Mỹ – Đại học Ngoại ngữ- ĐHQG Hà Nội
“Việc xác định xem ở độ tuổi nào thì trẻ em học ngôn ngữ tốt nhất đã được nhiều nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác nhau trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ những năm 60.
Kết quả nghiên cứu của các nhà sinh lí học thì cho rằng sự phát triển của não bộ ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các nhà tâm lý học thì cho rằng: Trẻ em học ngôn ngữ tốt hơn vì ít dựa vào các cách giải thích ngữ pháp và khả năng tư duy miễn dịch. Còn các nhà ngôn ngữ học khẳng định: Khả năng song ngữ không ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh.
Tựu chung lại thì trẻ em bình thường xét ở các góc độ tâm sinh lí và ngôn ngữ đều có khả năng hấp thụ một hoặc hai ngoại ngữ nếu sớm được tiếp xúc với các ngôn ngữ đó trong điều kiện thuận lợi. Trẻ em Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Vì vậy, chúng ta nên cho học sinh làm quen với tiếng Anh càng sớm càng tốt. Ở những nơi có điều kiện nên cho trẻ học ngay từ các lớp mầm non (tức là từ 3 tuổi) thì càng tốt và vì thế, không nên cấm dạy tiếng Anh cho trẻ em ở các trường tiểu học. Nếu chúng ta bỏ qua giai đoạn học ngoại ngữ dễ dàng nhất này của trẻ, thì đây sẽ là một sự lãng phí về nhân tài và chất xám rất lớn”
PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn – Chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)
“Theo nghiên cứu, về mặt khoa học, thì trẻ ở độ tuổi 2 đến 3 tuổi, có khả năng tiếp thu được một ngoại ngữ mới, cũng tương tự như việc tiếp thu tiếng mẹ đẻ.
Trẻ đủ khă năng nhận biết được người nói với mình là ai, đang sử dụng mã ngôn ngữ nào, đầu tiên có thể nhầm lẫn, nhưng dần dần quá trình đó nó sẽ mất dần đi. Trẻ ngày càng tỏ ra thụ đắc và phân biệt đâu là ngôn ngữ mẹ đẻ và đâu là ngôn ngữ ngoại ngữ.
Lên 8 đến 9 tuổi mà được đưa vào môi trường song ngữ, thì chắc chắn trẻ sẽ có khả năng thụ đắc và sử dụng tốt được cả hai ngôn ngữ. Vì vậy, tôi ủng hộ quan điểm là cho trẻ học tiếng Anh sớm, nhưng phải đúng phương pháp”.
Lời kết
Ở nước ta, vẫn chưa có chuyên ngành dạy tiếng Anh cho trẻ em như ở nhiều nước khác. Vì vậy, cho trẻ học tiếng Anh ở lứa tuổi nào là đề tài đang được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm.
Trẻ bình thường, xét ở góc độ tâm sinh lí và ngôn ngữ đều có khả năng học ngoại ngữ nếu sớm được tiếp xúc, trong điều kiện thuận lợi. Nhiều chương trình nghiên cứu cũng đã khẳng định việc học tiếng Anh có thể bắt đầu từ rất sớm, từ khi trẻ bắt đầu bước vào tuổi mẫu giáo.
Tuy nhiên, việc học tiếng Anh ở lứa tuổi mầm non cần có một phương pháp riêng phù hợp với nhận thức và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, trước khi gia đình cho trẻ đi học tiếng Anh cần nghiên cứu loại hình nào, chương trình nào….phù hợp với lứa tuổi con mình để việc học tập đạt kết quả tốt nhất.
Hải Yến – Benh.vn