Ngày hè tại miền Bắc nền nhiệt trung bình là 35 độ C, hy hữu có đợt nắng nóng cao điểm lên tới 40 độ C thì hầu hết các gia đình cho trẻ đi tắm biển, bơi tại các bể bơi. Tuy nhiên, bể bơi đông người khó tránh khỏi lây nhiễm các bệnh về da liễu…
Chứng ngứa cercarial dermatitis
Sau khi tiếp xúc với nước đã bị nhiễm ký sinh trùng, trẻ sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Trong vòng khoảng 12 giờ (thường chỉ trong vòng vài phút), các vết mẩn đỏ sẽ xuất hiện, có thể trở thành mụn nước. Các vết ban và ngứa thường sẽ tự hết mà không cần điều trị, tuy nhiên có thể mất tới hàng tuần.
Trẻ nhỏ là những đối tượng để bị mắc chứng ngứa do bơi lội do trẻ thường có xu hướng chơi đùa ở những khu vực nước nông nơi mà ấu trùng chủ yếu tồn tại. Những người bơi ở những khu vực nước nông dễ bị nhiễm ấu trùng nước bể bơi hơn là những người bơi ở vùng nước sâu.
Do đó sau khi đi bơi, nếu thấy trẻ xuất hiện các vết mẩn đỏ trên da rất có thể trẻ đã bị mắc chứng ngứa ở những người bơi lội, hay còn gọi là cercarial dermatitis.
Các vết ngứa là kết quả của phản ứng dị ứng trên da với ấu trùng của loài ký sinh trùng nhỏ giống như giun hiện diện ở trong nước bể bơi có tên gọi là schistosomes (shisstoe-soams) gây ra. Mặc dù loài ký sinh trùng này ký sinh chủ yếu ở ốc sên hoặc các loài chim, không phải con người, tuy nhiên ấu trùng của chúng vẫn có thể đào hang ở trên da rồi chết đi.
Loại nước nào dễ bị nhiễm ký sinh trùng nhất
Ký sinh trùng gây chứng ngứa ở người bơi lội có thể tồn tại trong nước ngọt cũng như nước mặn ở bể bơi, ao, hồ, đại dương hoặc ở bất cứ nơi đâu.
Mặc dù ngứa khi đi bơi là bệnh do ký sinh trùng gây ra nhưng chúng không gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Các ấu trùng thường chỉ di chuyển được vào lớp ngoài cùng của da chứ không thể tiến vào sâu hơn. Ngoài ra, các ban đỏ cũng không lây.
Phương pháp điều trị
Không có biện pháp điều trị đặc hiệu nào có thể khiến ban đỏ xuất hiện trên da khỏi nhanh hơn. Tuy nhiên, để làm dịu chứng ngứa, khi tắm cho trẻ bạn cha mẹ có thể thêm baking soda hay muối tắm Epsom salt vào nước tắm.
Sau khi tắm xong bôi dung dịch Calamine lotion (sản phẩm bôi da trị dị ứng, rôm sảy) hoặc bôi hỗn hợp bột nhão baking soda trộn với nước lên vùng da bị mẩn ngứa.
Lưu ý: Không để trẻ gãi các vết phát ban do càng cào gãi nhiều, lớp da càng dễ bị trầy xước và bị nhiễm trùng do vi khuẩn khác bởi vậy nên cắt ngắn móng tay cho trẻ, hoặc có thể cho trẻ đi găng tay khi đang ngủ để tránh trường hợp trẻ bị ngứa và gãi lên các vết ban đỏ vào ban đêm.
Ý kiến của chuyên gia
Trong trường hợp các vết ngứa bị trầy xước và có dấu hiệu nhiễm trùng (chảy nước, mưng mủ, vết lằn đỏ trên da hoặc sốt không rõ nguyên nhân) cha mẹ cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa gia liễu để bác sỹ có thể kê thuốc kháng histamin giảm ngứa nếu trẻ bị dị ứng nặng.
Theo các bác sĩ da liễu, hiện chưa có một biện pháp đặc hiệu nào có thể hạn chế được chứng ngứa do bơi lội gây ra ngoài biện pháp tránh xa nguồn nước bị nhiễm ký sinh trùng. Do đó đổi với trẻ cơ địa yếu, da dễ bị mẩn ngứa hoặc từng mắc chứng ngứa do bơi lội ít nhất một lần cần hạn chế cho trẻ đi bơi ở những nơi công cộng.
Benh.vn (Theo vienyhocungdung.vn)