Viêm loét giác mạc do nhiễm nấm là một căn bệnh thường gặp ở Việt Nam do khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Đặc biệt, thống kê cho thấy khoảng 10% bệnh nhân bị viêm loét giác mạc do nấm bị biến chứng đến mức phải múc bỏ nội nhãn.
Mục lục
Tìm hiểu về bệnh viêm loét giác mạc từ nấm
Viêm loét giác mạc là một bệnh lý nhiễm trùng. Giác mạc có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm, amip và vi rút. Trong đó, viêm loét giác mạc do nấm khá nguy hiểm.
Điểm đặc biệt của bệnh là không phải bệnh nhân nào cũng xác định đúng nguyên nhân gây bệnh để điều trị kịp thời dẫn đến tổn thương sâu hoặc khoét bỏ mắt.
Nguyên nhân gây bệnh
+ Do môi trường ô nhiễm, khí hậu nóng và ẩm.
+ Do các sang chấn giác mạc do đất, bụi, cành cây, lá cây…
+ Do không sử dụng bảo hộ lao động hoặc chế độ bảo hộ lao động kém.
+ Yếu tố nguy cơ khác như sử dụng kính tiếp xúc, sau phẫu thuật ở mắt…
Triệu chứng nhận biết
Khi bị viêm loét giác mạc, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như: đau mắt dữ dội, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, mi mắt nhắm chặt, thị lực giảm, mắt đỏ…
Bên cạnh đó, người bị viêm loét giác mạc đôi khi còn xuất hiện đốm trắng to hay nhỏ ở bất cứ nơi nào trên giác mạc (thường ở trung tâm giác mạc), thậm chí thấy ngấn mủ màu trắng ở trước tròng đen.
Lời khuyên của bác sĩ
Viêm loét giác mạc do nhiễm nấm là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến âm thầm, để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh. Do đó, sự thành công của việc điều trị phụ thuộc vào việc phát hiện bệnh sớm và tìm đúng được tác nhân gây bệnh, hạn chế được các biến chứng như hoại tử, thủng giác mạc và quan trọng nhất là phải bảo toàn được nhãn cầu.
Qua đó các chuyên gia khuyến cáo cần vệ sinh mắt sạch sẽ hàng ngày, giặt khăn mặt thường xuyên, bỏ thói quen đưa tay nên rụi mắt… Không nên sử dụng kính áp tròng, chuốt my, nối my…để hạn chế các tác nhân bất lợi bảo vệ mắt. Đeo kính dâm, kính không số ra đường để tránh khói bụi, ô nhiễm, đặc biệt là những nơi có nguy cơ gây bệnh cao.
Ngoài ra, cần áp dụng chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục hàng ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt, khi thấy mắt đỏ ngầu, đau dữ dội, thị lực giảm nhanh chóng…cần đến các bác sĩ chuyên khoa thăm khám để được phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Benh.vn (TH)