Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh là bệnh nguy hiểm phát trên toàn thân, các loại vi khuẩn gây bệnh sau khi xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu của trẻ mới sinh, sinh sôi nảy nở trong máu và sản sinh ra độc tố khiến trẻ bị trúng độc nhiễm trùng nặng và có thể tử vong. Bệnh có thể xảy ra trước, trong và sau khi sinh.
Vi khuẩn gây bệnh thường thấy là khuẩn que ruột già, tụ khuẩn cầu, mấy năm gần đây, bệnh do các loại tụ khuẩn cầu biểu bì, khuẩn que biến hình và khuẩn que mủ xanh có xu hướng tăng lên.
Nhiễm trùng máu có thể xảy ra sớm nhưng cũng có thể xảy ra muộn từ một đến hai tuần sau khi sinh.
Con đường nhiễm bệnh nhiễm trùng máu chủ yếu:
– Nhiễm trùng trong tử cung: vi khuẩn truyền bệnh cho thai nhi qua nhau thai
– Nhiễm trùng khi sinh: thời gian sinh nở kéo dài, màng thai vỡ sớm… vi khuẩn xâm nhập vào khoang màng ối qua đường sản đạo, thai nhi có thể hít phải hoặc nuốt nước ối bẩn vào trong bụng gây viêm phổi, viêm dạ dày và phát triển thành nhiễm trùng máu, cũng có thể do khử trùng không tốt, bị thương khiến vi khuẩn trực tiếp xâm nhập vào máu từ những chỗ bị thương trên niêm mạc da.
– Nhiễm trùng sau khi sinh: vi khuẩn có thể xâm nhập vào tuần hoàn máu qua các con đường như niêm mạc da, đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường tiết niệu, rốn cũng là nơi vi khuẩn dễ xâm nhập nhất.
Sức đề kháng của trẻ mới sinh đối với các loại vi khuẩn còn kém và có liên quan đến chức năng miễn dịch kém của bản thân:
– Chức năng miễn dịch phi đặc dị kém, chức năng che chở của da, niêm mạc và hạch bạch huyết thấp
– Chức năng miễn dịch đặc dị có khuyết tật: thai nhi không thể nhận được kháng thể IgM kháng khuẩn que Gram negative từ cơ thể mẹ, do đó dễ bị nhiễm trùng máu do khuẩn que Gram negative gây ra. IgM trong máu của trẻ mới sinh và IgA được tiết ra không đủ thì dễ bị nhiễm bệnh đường hô hấp và đường tiêu hóa.
Trẻ thường mắc bệnh khi người mẹ mang thai nhiễm trùng trước khi sinh và lúc sắp sinh, sinh nở bất thường, viêm rốn, tổn thương niêm mạc da và từng bị nhiễm trùng.
Dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng máu
Dấu hiệu nhiễm trùng ở trẻ mới sinh khác với dấu hiệu nhiễm trùng ở những trẻ lớn, triệu chứng không nổi bật là: nuốt không có sức, không bú sữa, phản ứng chậm, tiếng khóc yếu, buồn ngủ hoặc ngủ li bì; sốt cao trên 38 độ C hoặc hạ nhiệt độ dưới 35 độ C; vàng da; tím tái hoặc xám; da xanh (do thiếu máu); suy hô hấp làm cho trẻ thở thanh hoặc chậm; rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, nôn, bụng trướng căng); gan, lách to. Trong trường hợp nặng, bệnh nhi có thể bị suy thận cấp và tiểu ít.
Khi kiểm tra thấy rốn bị sưng đỏ, trên da có những nốt mủ nhỏ… gan tỳ sưng to, da có nốt xuất huyết, nổi cục cứng.
Kiểm tra trong phòng thí nghiệm: thực hiện quan sát mẫu trên phiến kính và nuôi cấy các mẫu chất tiết ra từ ổ bệnh, nuôi máu: lượng máu lắng: ≥ 15 mm/1tiếng, phản ứng C> 15µg/mỗi ml, giúp hỗ trợ chẩn đoán. IgM huyết rốn của trẻ mới sinh tăng cao, thể hiện khả năng bị nhiễm trùng trong tử cung.
Nếu chỉ có một trong các dấu hiệu trên thì có thể do một nguyên nhân khác chứ không phải nhiễm trùng máu, nhưng nếu có nhiều dấu hiệu trên cùng lúc thì thường là nhiễm trùng máu.
Tùy loại vi khuẩn xâm nhập vào máu mà trẻ có các biểu hiện lâm sàng sớm hoặc muộn khác nhau, tiên lượng bệnh và thời gian sử dụng kháng sinh cũng khác nhau. Chẳng hạn, nếu máu nhiễm liên cầu nhóm B thì triệu chứng xuất hiện sau khi sinh 3 – 4 giờ, nếu muộn cũng chỉ 1 – 2 tuần với những biểu hiện của bệnh viêm phổi, viêm màng mão mủ (ngừng thở, huyết áp hạ…). Nếu bệnh do tụ cầu (ít gặp hơn) thì thường nặng và có biểu hiện ở xương và da (viêm da nhiễm trùng).
Những điểm cần chú ý khi điều trị và chăm sóc bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ mới sinh:
– Trị liệu miễn dịch: có thể bổ sung trực tiếp các loại nhân tử miễn dịch và các kháng thể vào trong máu của trẻ mới sinh, tăng cường chức năng miễn dịch, thúc đẩy bệnh phục hồi. Bao gồm: truyền nhiều lần, mỗi lần một ít máu mới hoặc huyết tương, mỗi lần 10mg/1000g; chữa trị bằng cách thay máu có ưu điểm là bổ sung dung lượng máu, cải thiện vòng tuần hoàn nhỏ, phục hồi huyết áp, giúp cải thiện cung cấp ô xy cho các tổ chức. Thay ra rất nhiều các chất nội độc tố, serum bilirubin, truyền vào cơ thể các kháng thể, thể bổ sung và các tế bào có chức năng thôn tính, giúp cải thiện trạng thái miễn dịch của cơ thể. Giúp chữa bệnh thiếu máu, bổ sung các nhân tử đông máu; tiêm hemoglobin miễn dịch vào tĩnh mạch, mỗi lần 1g/1000g trọng lượng cơ thể, liên tục hai lần và đây là phương pháp chữa trị phụ trợ cho chứng bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ mới sinh.
– Xử lý các ổ nhiễm bệnh: nhiễm trùng phần rốn, da bôi Ethanol 75%. Trường hợp bị viêm rốn nặng có thể dùng dung dịch Nitrofural đắp ướt, đồng thời kiểm tra và chữa trị các ổ mưng mủ chuyển dịch.
– Để việc điều trị đạt kết quả cao, nhất thiết phải làm kháng sinh đồ để tìm loại thuốc đặc trị với loại vi trùng gây bệnh. Trường hợp nhiễm trùng máu có kèm theo viêm màng não mủ thì thời gian dùng kháng sinh đặc trị phải kéo dài ít nhất 3 tuần. Ngoài ra, phải điều trị tích cực các triệu chứng đi kèm như tình trạng mất nước, co giật do trẻ nôn nhiều.
Xem thêm: Nhiễm trùng máu sơ sinh