Những năm gần đây, tỷ lệ trẻ chậm nói gia tăng gây nên nhiều lo ngại cho các gia đình. Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói rất nhiều, tuy nhiên sự văn minh, tiến bộ của thời đại cũng là một trong những “thủ phạm” gây chậm nói ở trẻ. Vậy, nguyên nhân trẻ chậm nói là gì? Cách khắc phục ra sao?
Mục lục
Nói và ngôn ngữ khác nhau như thế nào?
– Nói là sự bộc lộ ngôn ngữ thành lời, bao gồm việc phát âm rõ ràng.
– Ngôn ngữ là khái niệm rộng hơn chỉ toàn bộ hệ thống bày tỏ và tiếp nhận thông tin theo một cách có nghĩa. Đó là sự hiểu và được hiểu thông qua giao tiếp – bằng lời, bằng cử chỉ và bằng chữ viết.
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 12 đến 36 tháng tuổi
Trước 12 tháng tuổi
+ Giai đoạn này, môi trường sống xung quanh sẽ tác động đến giọng nói của trẻ.
+ Những tiếng bập bẹ là giai đoạn sơ khai, khi bé lớn hơn chút nữa chúng bắt đầu nối các âm thanh với nhau, và nói thành từ như “mẹ”, “bà”…
+ 12 tháng, bé sẽ chăm chú vào các âm thanh xung quanh.
Từ 12 đến 15 tháng
+ Trẻ phát âm và nói được một hoặc hai từ đúng.
+ Bé đã có thể hiểu và tuân theo những chỉ dẫn.
Từ 18 đến 24 tháng
+ Trẻ có khoảng 20, 50… vốn từ vào thời điểm lên 2.
+ Trẻ 2 tuổi có thể thực hiện được chỉ dẫn hai bước như: cầm quả bóng lên và mang quả bóng cho mẹ…
Từ 2 đến 3 tuổi
+ Là thời điểm “cao trào” phát triển ngôn ngữ của trẻ.
+ Vốn từ của trẻ tăng lên rất nhiều.
+ Bé có thể kết hợp được ba hoặc nhiều từ hơn trong một câu.
+ Khả năng hiểu ý nghĩa câu từ cũng tăng lên.
+ Trẻ bắt đầu phân biệt được màu sắc và hiểu các khái niệm mô tả (to lớn, nhỏ).
Thế nào là chậm nói
+ Trẻ đủ 24 tháng nhưng chỉ nói bập bẹ.
+ Trẻ chưa nói được 2 từ.
+ Trẻ chưa hiểu và chỉ được các bộ phận trên cơ thể (nhầm lẫn giữa mắt, mũi, tai..,)
+ Trẻ biết các con vật thông thường (chó, mèo) hoặc các vật dụng thông thường (vô tuyến…) thông qua thực tế hoặc hình ảnh nhưng không nói được…
Trẻ chậm nói khi ngoài 24 tháng mà chỉ nói được bập bẹ (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói
Lối sống
+ Do cha mẹ ít nói chuyện với con.
+ Trẻ lạm dụng núm vú giả.
+ Cho trẻ sử dụng ipad.
+ Trẻ xem TV một mình…
Trẻ chậm nói do xem TV quá nhiều (Ảnh minh họa)
Sức khỏe
+ Do trục trặc trong vòm miệng (lưỡi, hàm ếch..).
+ Do bị mất thị lực.
+ Trục trặc trong khả năng nghe.
+ Trẻ bị bệnh tự kỷ.
+ Trẻ nói lắp, loạn phát âm…
Các yếu tố đánh giá trẻ phát triển ngôn ngữ đúng theo độ tuổi
+ Trẻ 24 tháng tuổi bắt đầu phát triển ngôn ngữ.
+ Trẻ nói được câu 2 từ: bà ơi, mẹ ơi, măm cơm…
+ Trẻ chỉ được 6 bộ phận của cơ thể: mắt, mũi, tai, tay, chân, tai…
+ Trẻ chỉ và gọi tên được 4 hình: con chim, con mèo, đồng hồ, vô tuyến… nói và làm theo…
Phương pháp khắc phục khi trẻ chậm nói
+ Dạy trẻ kết hợp với những tình huống cụ thể và lời nói, đặc biệt là tình huống gắn liền với cảm xúc tích cực sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn (tránh học vẹt).
+ Thường xuyên nói với trẻ, đọc sách cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ tập trung vào đồ vật nào đó.
+ Cha mẹ nên nói đến những vật có trước mặt, những điều đang xảy ra.
+ Lắng nghe và cho con có thời gian để thực hiện những lời trẻ sắp nói.
+ Động viên để con mạnh dạn tập nói.
Cha mẹ nên thường xuyên nói chuyện và đọc sách cho trẻ…(Ảnh minh họa)
+ Tập cho con nghe các âm thanh khác nhau, những hình ảnh, điệu bộ… cũng là cách giúp cho trẻ tập nói tốt.
+ Dành thật nhiều thời gian trò chuyện với con, nói hát và bắt chước các âm thanh và cử chỉ.
+ Tận dụng mọi tình huống hàng ngày để khuyến khích trẻ nói và bộc lộ ngôn ngữ…
+ Cho trẻ đi mẫu giáo, tạo môi trường tiếp xúc rộng rãi với bạn bè cùng lứa tuổi.
+ Nếu thấy trẻ có những biểu hiện bất thường gia đình nên cho trẻ đi khám để kịp thời phát hiện những dị tật và khắc phục nguyên nhân chậm nói ở trẻ…
Ý kiến của chuyên gia
Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh – Trưởng ĐVTL Bệnh viện Nhi đồng 1
“Nguyên nhân trẻ chậm nói là do trẻ bị mất thính lực, chậm phát triển tâm thần, rối loạn ngôn ngữ, bệnh tự kỷ, nói lắp, loạn phát âm hoặc chậm nói không rõ nguyên nhân thể chất…
Chậm nói thường gặp ở độ tuổi từ 24 – 36 tháng, trong đó 3/4 là bé trai. Chậm nói có nhiều mức độ: nhẹ là ít nói, nói từng từ và thích đồ chơi, nặng thì trẻ không nói được và không muốn chơi.
Phối hợp điều trị trẻ chậm nói (Ảnh minh họa)
Việc điều trị chậm nói cần có sự phối hợp liên ngành giữa y tế, giáo dục và ngữ âm trị liệu. Về mặt giáo dục, trẻ cần có chương trình giáo dục, đặc biệt sau khi trẻ được các nhà chuyên môn y tế đánh giá về mức độ phát triển thông minh và ngữ âm.
Ngoài ra, gia đình nên đưa trẻ đi đo thính lực nếu thấy trẻ có những biểu hiện bất thường. Nên khám thần kinh thường xuyên nếu trẻ có kèm thêm các dấu hiệu như chậm hiểu, có các dị tật đi kèm.
Đặc biệt, bố mẹ nên cho bé đi nhà trẻ và dành nhiều thời gian chơi với con. Với những gia đình quá bận thì mỗi tối nên dành ít nhất 1 tiếng để nói chuyện với trẻ. Không cho trẻ từ 2 tuổi trở xuống xem tivi, đối với trẻ từ 3 – 4 tuổi chỉ được xem tivi 1 tiếng/ngày”.
Lời kết
Trẻ chậm nói dẫn đến mất tự tin trong giao tiếp, khó biết cách bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ dẫn đến bực tức, ảnh hưởng đến việc đi học sau này…Vì vậy, ngay từ khi chào đời, cha mẹ nên thường xuyên dành thời gian nói chuyện với con. Tuy trẻ không hiểu được cha mẹ nói gì nhưng chúng cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ dành con cái và tạo thành thói quen giao tiếp hàng ngày với trẻ.
Đặc biệt, cha mẹ không nên cho bé xem tivi, ngậm ti giả quá nhiều ….vì đây là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ. Từ 18 đến 24 tháng tuổi, nếu thấy trẻ có những vấn đề khác thường về ngôn ngữ, gia đình nên đưa trẻ đến các trung tâm thăm khám để phát hiện và phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
Benh.vn