Viêm phế quản cấp tính thường do virus gây ra, thường là các loại gây cảm lạnh và cúm. Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản mạn tính là hút thuốc lá. Ô nhiễm không khí và bụi hoặc khí độc trong môi trường và nơi làm việc cũng có thể góp phần làm tình trạng này nặng thêm.
Viêm phế quản cấp tính thường do virus gây ra, thường là các loại gây cảm lạnh và cúm. Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm phế quản mạn tính là hút thuốc lá. Ô nhiễm không khí và bụi hoặc khí độc trong môi trường và nơi làm việc cũng có thể góp phần làm tình trạng này nặng thêm.
Ảnh 1. Viêm phế quản cấp tính ở trẻ em
Nguyên nhân viêm phế quản
Các loại vi-rút phổ biến nhất liên quan đến viêm phế quản là các loại vi rút type A và B gây ra bệnh cúm; rhinovirus, parainfluenza, và coronavirus, gây cảm lạnh thông thường. Nhiễm virus có thể tạo ra một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Nhiễm vi khuẩn với Mycoplasma pneumoniae, viêm phổi do Chlamydia, và ho gà Bordetella, đặc biệt ở người trẻ tuổi, có thể dẫn đến viêm phế quản cấp tính (ảnh 1)
Virus hợp bào đường hô hấp (RSV) rất dễ lây và có thể lây lan nhanh chóng qua tiếp xúc vật lý (ho, hắt hơi, bắt tay…) hoặc tiếp xúc với vật dụng (bàn ghế, quần áo, đồ chơi…) mà một người bị nhiễm đã chạm vào.
RSV có thể tồn tại trong 30 phút trên bàn tay của một người và trong vòng 5 giờ đối với vật dụng (ví dụ: cốc, nắm cửa, điện thoại). Nó có thể tồn tại trong không khí khi một người bệnh hắt hơi, ho hoặc cười, và thường đi vào cơ thể qua mắt hoặc mũi. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ em bị nhiễm bệnh bởi các thành viên trong gia đình, bạn bè, hoặc bạn cùng đi nhà trẻ. (ảnh 2)
Ảnh 2. Trẻ dễ bị nhiễm bệnh từ những người xung quanh
- Adenovirus (virus gây cảm lạnh thông thường và cũng có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, có xu hướng gây ra các triệu chứng nghiêm trọng)
- Chlamydia (cũng có thể gây viêm phổi)
- Vi rút Parainfluenza (thường gây bệnh vào đầu năm và gây bệnh mọi năm)
- Human metapneumovirus (nhiễm trùng có thể không gây ra triệu chứng)
- Mycoplasma pneumoniae (cũng có thể gây viêm phổi)
- Enterovirus (ví dụ: coxsackievirus)
- Rhinovirus (thường xuyên gây ra cảm lạnh thông thường)
Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm phế quản
Ảnh 3. Khói thuốc lá làm tăng nguy cơ nắng viêm phế quản ở trẻ em
Tuy nguyên nhân gây viêm phế quản và các bệnh đường hô hấp nói chung đa phần bắt nguồn từ virus và vi khuẩn, nhưng trong những điều kiện khác nhau thì tình trạng nhiễm bệnh và diễn biến bệnh của mỗi người cũng không giống nhau. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản, cũng như khiến viêm phế quản diễn biến nặng nề, cụ thể bao gồm:
- Khói thuốc lá: Những người hút thuốc hoặc sống chung với người hút thuốc có nguy cơ cao bị viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính. (ảnh 3)
- Sức đề kháng thấp: Có thể do một căn bệnh cấp tính khác gây ra, chẳng hạn như cảm lạnh, viêm đường hô hấp trên hoặc từ một tình trạng mãn tính làm tổn thương hệ miễn dịch. Người lớn tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị nhiễm trùng hơn.
- Tiếp xúc với các chất kích thích trong công việc: Nguy cơ phát triển viêm phế quản sẽ lớn hơn nếu bạn làm việc xung quanh một số chất kích thích đường hô hấp, chẳng hạn như ngũ cốc hoặc dệt may, hoặc tiếp xúc với hóa chất khói.
- Trào ngược dạ dày: Sự lặp đi lặp lại của các cơn ợ nóng, ợ chua có thể kích thích cổ họng của bạn và làm cho bạn dễ bị phát triển thành viêm phế quản.
- Môi trường sống chật chội, thiếu nước sạch: Nghiên cứu chỉ ra rằng, ở những nơi có điều kiện sống thấp, mức thu nhập kém trẻ em cũng như người lớn có nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp cao hơn so với môi trường thông thoáng và điều kiện vệ sinh đảm bảo. (ảnh 4)
Ảnh 4. Môi trường sống chật chội, thiếu nước sạch làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp
Trong những yếu tố nguy cơ kể trên, khói thuốc lá là nguy cơ đáng lo ngại nhất, song cũng là nguy cơ dễ phòng tránh nhất. Một môi trường không khói thuốc sẽ bảo vệ bạn và những người xung quanh không chỉ mắc bệnh viêm phế quản nói riêng mà còn cả những bệnh về đường hô hấp nói chung.
Xem thêm: Tổng quan về bệnh viêm phế quản ở trẻ em
Theo Mayoclinic.org