Tình trạng đưa tạp chất vào tôm tại Đồng Bằng Sông Cửu Long ngày càng gia tăng. Chỉ tính riêng ba địa phương là Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang từ đầu năm đến nay đã pahts hiện ra gần 100 vụ bơm tại chất tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Mục lục
Quy trình bơm tạp chất CMC vào tôm
Một dây chuyền kim bơm được đầu tư có gần 30 ống bơm, tạp chất lần lượt được đưa vào thân, vùng giáp ức với thân, phần đuôi tôm sú.
Theo đó, 1kg tôm sú sau khi bơm tạp chất vào sẽ tăng trọng lượng lên thành 1,1-1,2kg, đồng thời kích cỡ tôm cũng tăng lên. Khi kích cỡ tăng thì giá mua sẽ cao hơn.
Theo lời khai của chủ cơ sở xã tân Phong – TX Giá Rai – Bạc Liêu cho biết, loại tạp chất này có tên CMC, trên bao gói ghi rõ ràng xuất xứ từ Trung Quốc. CMC được hòa tan với nước, cho ra một chất đặc sệt. Sau đó, được bỏ vào máy đánh cho nhuyễn trước khi bơm vào tôm. Tạp chất được cho vào máy chứa, sau đó dùng máy nén áp suất cao đưa đến từng đầu dây bơm.
Người bơm chỉ cần bóp nhẹ đầu kim bơm thì tạp chất sẽ theo đó đi vào tôm. Tạp chất được các đối tượng sử dụng phổ biến nhất là CMC và rau câu.
Theo cảm quan bên ngoài, nếu con, thân phù lên, các đốt trên lưng nở to ra thì nguy cơ chúng có chứa tạp chất bên trong.
Về màu sắc
Gần như không thể phân biệt được tôm bơm và tôm sạch.
Về hình dáng
Mình tôm bơm tạp chất thường mập, căng bất thường, mập đến nỗi các đốt trên thân tôm gần như bị giãn ra, nhất là đốt nối giữa đầu và thân, đuôi dạng ra
Tôm bơm khi mới chết thường bị phù đầu, gai vểnh, xòe đuôi. Đầu và thân nhanh chóng rời nhau.
Sau khi nấu
Tôm bơm khi nấu chảy nhiều nước, thịt tôm bị teo lại. Khi ăn thịt bở, vị nhạt hơn so với bình thường.
Nếu là tôm bị bơm thạch, khi nấu chín, bóc vỏ tôm ra sẽ dễ dàng thấy lớp rau câu nằm giữa lớp thịt và vỏ tôm. Nhất là ở phần đầu, dưới mang.
Tôm bơm tạp chất có hại như thế nào?
Theo các chuyên gia về thủy, hải sản, khi tôm, cá có chứa tạp chất lạ, nhất là dạng lỏng sẽ trở thành môi trường thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm phát triển.
Cụ thể, vi khuẩn vibrio cholarae gây bệnh thổ tả, vi khuẩn salmonella gây bệnh thương hàn, ngộ độc, tiêu chảy, nhiễm trùng máu. Vi khuẩn shigella gây bệnh kiết lị, vi khuẩn escheria coli gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa…
Ngoài ra, việc ngâm giữ tôm trong hàn the, ure… cũng làm tăng khả năng người tiêu dùng bị ngộ độc cấp tính. Ure tích tụ trong cơ thể có thể gây ngộ độc mạn tính, mất ngủ, suy nhược cơ thể, giảm trí nhớ, gây bệnh gan, thận…