Bằng cách nhìn vào cổ tay, toàn bộ các ngón tay bạn có thể chẩn đoán được sơ bộ bệnh đang mắc. Lưu ý cảm giác tại các vị trí này, màu sắc của chúng và những dấu hiệu khác thường khác nếu có. Hãy cùng benh.vn tìm hiểu cụ thể.
Mục lục
- 1 Cổ tay và toàn bộ ngón tay cảm giác đau râm ran: Bạn đã quá lao lực
- 2 Phần đầu ngón tay bên trái (có khi cả đầu ngón chân) có cảm giác đau như kim châm: Cơ thể thiếu vitamin
- 3 Toàn bộ phần đầu các ngón tay đều tê nhức: Bệnh Buerger (còn gọi là viêm thuyên tắc mạch máu)
- 4 Ngón vô danh và ngón út của tay trái bị tê: Cột sống bị tổn thương
- 5 Bộ phận ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa cảm giác tê cứng: Hội chứng tổng hợp ống cổ tay
- 6 Các ngón tay bên phải bị tê cứng hoặc đau nhức râm ran: Vấn đề tuần hoàn máu
- 7 Từ chân đến toàn bộ cánh tay đều đau nhức: Nguy cơ của bệnh tiểu đường
Cổ tay và toàn bộ ngón tay cảm giác đau râm ran: Bạn đã quá lao lực
Nhấc vật nặng sẽ khiến cổ tay chúng ta ở tư thế khó chịu, gây áp lực đè nặng lên thần kinh của bàn tay. Một khi bạn sử dụng cổ tay và các ngón tay quá nhiều ở trạng thái căng thẳng như thế sẽ tạo thành sự mệt mỏi cho các cơ và xương khớp, gây ra cảm giác đau nhức râm ran. Cách chẩn đoán bệnh qua bàn tay này thường không bị sai quá nhiều, bạn hãy lắng nghe theo chúng.
Nghỉ ngơi phù hợp, ngủ đủ giấc và thực hiện những động tác massage tay có thể cải thiện tình trạng này.
Phần đầu ngón tay bên trái (có khi cả đầu ngón chân) có cảm giác đau như kim châm: Cơ thể thiếu vitamin
Đầu ngón tay hay gồm cả ngón chân phía bên trái thường xuyên có cảm giác đau râm ran kiểu như kim châm là tín hiệu khi cơ thể bạn thiếu hụt các loại vitamin cần thiết. Gọi là “đầu ngón” ở đây không những là ở đầu mút của ngón tay hay ngón chân, mà những cơn đau này có thể lan xuống đến cả vị trí đốt ở giữa, có thể nói tóm lại là đau nhức ở hai đốt trên cùng.
Tình trạng này thông thường là cơ thể thiếu vitamin E1, B1, B6 và B12. Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ chuyên môn cho làm kiểm tra hàm lượng vitamin trong cơ thể để xác định rõ bạn đang thiếu loại vitamin nào và có cách bổ sung thích hợp.
Toàn bộ phần đầu các ngón tay đều tê nhức: Bệnh Buerger (còn gọi là viêm thuyên tắc mạch máu)
Gần giống với trường hợp 1 nhưng tình trạng này chỉ đau nhức phần trên cùng của đầu ngón tay, tức là ngay vị trí móng tay. Nguyên nhân có thể do trong máu dung nạp quá nhiều Nicotine, khiến cho cơ thể thiếu hụt các khoáng chất. Nếu kéo dài thì cơn đau nhức và tê cứng sẽ dần dần lan rộng đến cả toàn bộ cánh tay.
Đa số người nghiện thuốc lá hoặc có thói quen dùng các thực phẩm chứa nhiều Nicotine đều mắc triệu chứng này, cách cải thiện trước hết chính là cai thuốc và hạn chế tối đa các thức ăn thức uống nói trên. Nếu vẫn không thuyên giảm, bạn nên nhờ bác sĩ chuyên môn chẩn đoán thêm và chỉ định điều trị sớm.
Ngón vô danh và ngón út của tay trái bị tê: Cột sống bị tổn thương
Tư thế ngồi không đúng sẽ khiến cột sống chịu áp lực rất lớn, dẫn đến tình trạng ngón vô danh và ngón út của tay trái bị tê do có các dây thần kinh liên quan.
Để khắc phục, bạn nên tập vài động tác co duỗi lưng nhẹ nhàng, đồng thời tránh ngồi lâu và nên tập thói quen ngồi đúng tư thế. Ngoài ra, các môn thể thao như bơi lội, yoga cũng rất thích hợp để cải thiện triệu chứng này.
Bộ phận ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa cảm giác tê cứng: Hội chứng tổng hợp ống cổ tay
Tình trạng này thông thường là do thói quen sinh hoạt hoặc làm việc thiếu khoa học gây nên. Nhất là với người thường xuyên sử dụng chuột máy tính hay các nghề thủ công với tần suất hoạt động tay nhiều, dẫn đến các bó cơ bị sưng phồng, căng tức.
Biện pháp khắc phục hội chứng tổng hợp ống cổ tay khá đơn giản, bạn chỉ cần dành vài phút mỗi ngày thực hiện những thao tác co duỗi các ngón tay và cả cổ tay, cánh tay, giúp cơ thể và các khớp được thả lỏng và tăng cường sự dẻo dai cho các cơ.
Các ngón tay bên phải bị tê cứng hoặc đau nhức râm ran: Vấn đề tuần hoàn máu
Khi bạn có cảm giác tê cứng là bởi vì các dây thần kinh ở tay hay vai đã bị áp lực đè nén, trong khi nếu bị đau nhức râm ran có thể là do các bệnh về huyết quản ảnh hưởng đến sự lưu thong máu.
Để cải thiện tình trạng, bạn nên thực hiện thường xuyên những môn vận động mang tính trao đổi oxi để thúc đẩy tuần hoàn máu, chẳng hạn như chạy bộ, yoga v.v…
Từ chân đến toàn bộ cánh tay đều đau nhức: Nguy cơ của bệnh tiểu đường
Các sợi và mút thần kinh khiến cho huyết dịch trong cơ thể xuất hiện trạng thái lưu thông không thuận lợi, đây là một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường. Nếu bạn có cảm giác đau nhức từ tận dưới bàn chân lan đến toàn bộ cánh tay thì nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra và trị liệu.